(Ảnh minh họa: qua accc.gov.au)
Trong tháng 2, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong nước ước tính đạt 309,3 nghìn tỷ đồng, giảm 6,5% so với tháng trước và tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2017, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong nước ước tính đạt 640 nghìn tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì chỉ tăng ở 5,6%; thấp hơn mức tăng 7,6% của cùng kỳ năm 2016 và là mức thấp nhất kể từ năm 2014 (tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ loại trừ yếu tố giá của tháng 2 các năm 2014 và 2015 lần lượt là 6,2%, 10,7%).
Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 2 tháng đầu năm ước tính đạt 487,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 76,2% tổng mức và tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành hàng lương thực, thực phẩm tăng 10%; may mặc tăng 9,6%; phương tiện đi lại tăng 9,4%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 7,7%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 5,1%.
Ở các ngành dịch vụ, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 2 tháng đầu năm ước tính đạt 75,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,8% tổng mức và tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu du lịch lữ hành 2 tháng đầu năm ước tính đạt 5,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,8% tổng mức và tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, xuất khẩu vẫn tăng trưởng tốt nhờ yếu tố giá. Kim ngạch xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm 2017 tăng 15,4% (cùng kỳ tăng 2,9%). Giá xuất khẩu bình quân trong 2 tháng đầu năm 2017 tăng khoảng 14% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do sự tăng giá mạnh của một số mặt hàng như xăng, dầu thô, than đá, sắt thép, cao su.
An Nhiên (T/H)
Xem thêm:
Từ đầu năm đến nay, xăng RON 95 tăng 8 lần, giảm 7 lần.
Hãng hàng không Vietjet và AV AirFinance ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá…
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ Trung leo thang, một số nhà xuất…
Tiếp đà thị trường chứng khoán Mỹ, thị trường chứng khoán Việt Nam tăng kịch…
Rạng sáng ngày 15/4/1912, con tàu được mệnh danh là Con tàu Không thể chìm…
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump mới đây đã tự hào nhấn mạnh sức mạnh…