Liên quan đến vụ 100 người Việt bỏ trốn tại Hàn Quốc dưới danh nghĩa khách du lịch vào tháng 10/2022, chính quyền TP.HCM đề nghị xử phạt 4 Công ty lữ hành bằng biện pháp phạt tiền và tước giấy phép. Được biết, Nghị định xử phạt mà Sở Du lịch TP.HCM căn cứ đề xuất được ban hành sau vụ hơn 150 người Việt Nam trốn lại bất hợp pháp ở Đài Loan vào tháng 12/2018.
Cụ thể, Sở Du lịch TP.HCM vừa đề nghị xử phạt 80 – 90 triệu và tước giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế từ 12 – 18 tháng đối với 4 công ty lữ hành có khách bỏ trốn ở đảo Yangyang, Hàn Quốc vào hôm 25/10/2022.
Mức phạt đề xuất nói trên được Sở Du lịch TP.HCM căn cứ vào Điều 7 khoản 13 điểm c Nghị định 45/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực du lịch.
Nghị định 45 ra đời bởi cơ quan quản lý nhà nước muốn siết chặt tình trạng người Việt Nam bỏ trốn ra nước ngoài lao động, có liên quan đến vụ 152 khách Việt trốn lại ở Đài Loan vào tháng 12/2018.
Kể từ khi Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/8/2019, đây là lần đầu tiên các Công ty lữ hành bị đề xuất xử phạt.
Sự việc diễn ra tại Hàn Quốc cũng khiến ảnh hưởng đến khách du lịch bình thường và các công ty lữ hành khác dự kiến tổ chức tour đến đảo Yangyang, tỉnh Gangwon (Hàn Quốc).
Theo Sở Du lịch TP.HCM, trong 100 du khách Việt Nam bỏ trốn sau khi nhập cảnh Hàn Quốc có 32 khách thuộc 4 công ty lữ hành tại TP.HCM.
Trong đó, 23 khách của Công ty Dịch vụ du lịch Top Ten, 3 khách của Công ty Du lịch và tiếp thị GTVT Việt Nam – Vietravel; 3 khách của Công ty cổ phần du lịch Top Asian và 3 khách của Công ty cổ phần dịch vụ du lịch Chợ Lớn.
Ngoài ra, có hai công ty bị đề nghị xử phạt thêm hành vi “không có hợp đồng lữ hành với doanh nghiệp, khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch theo quy định”. Theo nghị định 45, hành vi này bị xử phạt từ 20 – 30 triệu đồng.
Ông Nguyễn Tiến Đạt, Tổng giám đốc AZA Travel (Hà Nội) cho hay trước dịch COVID-19, một lao động Việt Nam muốn sang Hàn Quốc làm việc phải tốn chi phí là 200 triệu đồng. Sau dịch, đi lại khó khăn hơn nên chi phí này đội lên 300 triệu đồng, theo Việt Nam Net.
Trong khi, bỏ trốn dưới dạng đi du lịch theo tour chỉ từ 12 – 15 triệu đồng/người. Lợi nhuận cao, khó có thể tránh trường hợp cố tình vi phạm.
Bà Nhữ Thị Ngần, Tổng giám đốc Hanoi Tourism, cho hay công ty lữ hành chỉ cung cấp dịch vụ du lịch, không phải là an ninh nên rất khó để phân biệt khách đi du lịch hay khách có ý định bỏ trốn.
“Bản thân các doanh nghiệp lữ hành chân chính cũng không bao giờ cố tình vi phạm, vì làm vậy là hy sinh thương hiệu. Đó thường là rủi ro, tai nạn”, bà Ngần nói.
Chỉ hơn một tháng nữa là đến mùa cao điểm du lịch Tết Nguyên đán 2023, việc tước giấy phép các doanh nghiệp lữ hành lúc này được cho là sẽ gây tổn thất cho cả phía lữ hành và khách du lịch đã đặt mua tour từ trước.
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…