Kinh Tế

Việt Nam sẽ thí điểm sàn giao dịch tiền số

Bộ Tài chính đang phối hợp với các bộ ngành nghiên cứu, xây dựng khung pháp lý đối với tài sản số, tiền số.

Bộ Tài chính đang phối hợp với các bộ ngành nghiên cứu, xây dựng khung pháp lý đối với tài sản số, tiền số. (Ảnh minh họa: Sergei Elagin/ Shutterstock)

Chiều ngày 5/3, nói tại họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho hay tài sản số hay tiền số là vấn đề rất phức tạp và mới không chỉ đối với Việt Nam mà còn mới với nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới.

Bộ được giao ngay trong tháng 3 sẽ báo cáo với Chính phủ ban hành nghị quyết cho phép thí điểm đưa vào vận hành sàn giao dịch tiền ảo để các nhà đầu tư tổ chức cũng như cá nhân có nơi để giao dịch.

“Sàn giao dịch sẽ được tổ chức bởi những đơn vị, doanh nghiệp được nhà nước cho phép và Nhà nước sẽ bảo vệ quyền lợi hợp pháp”, ông Chi nói.

Bộ Tài chính cũng được giao phối hợp với các bộ ngành liên quan sớm xây dựng quy định cho phép các tổ chức có thể phát hành tài sản ảo của mình để huy động nguồn lực tài chính cho phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các loại tiền số như Bitcoin, Ethereum… được coi là tài sản ảo phổ biến. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về tiền ảo và tài sản ảo. Các quy định hiện chỉ đề cập khái niệm tiền điện tử neo theo tiền pháp định, tồn tại dưới dạng thẻ trả trước ngân hàng, ví điện tử.

Trước đó, hôm 24/2, Tổng Bí thư Tô Lâm đồng ý với đề xuất của Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về việc cần sớm quản lý đồng tiền này dưới dạng một loại tài sản ảo.

Việc này để tránh các tác động tiêu cực đến nền kinh tế và các vấn đề xã hội, đồng thời giúp đóng góp giá trị cho kinh tế đất nước.

Theo ông Tô Lâm, Quốc hội và các cơ quan của Chính phủ cần sớm thể chế hóa và cụ thể hóa để quản lý lĩnh vực này, đồng thời nghiên cứu áp dụng cơ chế thí điểm có kiểm soát (sandbox) để thành lập “sàn giao dịch” cho hoạt động này.

Theo số liệu của Hiệp hội Blockchain Việt Nam, giai đoạn 2021-2022, Việt Nam nằm trong top 3 thế giới về tỷ lệ người dân sở hữu tài sản số (tương đương 21% dân số Việt Nam sở hữu), chỉ sau UAE và Mỹ. Dòng tài sản số vào Việt Nam năm 2023 đạt 120 tỷ USD, theo báo cáo của tổ chức phân tích thị trường Chainalysis.

Năm 2024, Việt Nam xếp thứ 5 thế giới về mức độ quan tâm đến tài sản số, đứng thứ 3 toàn cầu về sử dụng các nền tảng giao dịch quốc tế và xếp thứ 6 về khối lượng giao dịch trên các nền tảng phi tập trung.

Hiện có 17 triệu người Việt Nam sở hữu tài sản số, tổng giá trị thị trường vượt 100 tye USD, giao dịch tài sản số không chính thức đang tạo ra một nền kinh tế ngầm khổng lồ.

Minh Long

Minh Long

Published by
Minh Long

Recent Posts

Bắc Bộ sắp đón không khí lạnh, kết thúc đợt nắng nóng đầu tiên

Theo cơ quan khí tượng, từ ngày 23/4, miền Bắc đón không khí lạnh, kết…

3 giờ ago

Quảng Ninh thu phí thêm 3 tuyến vịnh Hạ Long, từ 70.000-600.000 đồng/người/lượt

Từ ngày 1/5, tỉnh Quảng Ninh áp dụng thu phí với 3 hành trình tham…

4 giờ ago

Phát ngôn viên Nga Zakharova cho rằng tân thủ tướng Đức sẽ gây ra mối đe dọa cho thế giới

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng thủ tướng tương lai…

4 giờ ago

Bloomberg: Hoa Kỳ để ngỏ khả năng công nhận Crimea là lãnh thổ của Nga

Hoa Kỳ để ngỏ khả năng công nhận Crimea là lãnh thổ của Nga như…

5 giờ ago

Nước cờ giữa hai phe làm lung lay nền tảng quyền lực của ông Tập?

Ngay sau khi ông Tập Cận Bình vừa đi thăm một số nước Đông Nam…

5 giờ ago

Khảo sát: Người Mỹ chia rẽ về việc Nga có phải là ‘kẻ thù’ hay không

Theo cuộc thăm dò dư luận mới đây của Trung tâm nghiên cứu Pew công…

5 giờ ago