Không chỉ thử nghiệm thành công và bán ra với mức giá phổ thông 6.000 đồng/chiếc, người sáng tạo ra loại bánh mì thanh long mới đây đã chia sẻ công thức làm bánh mì thanh long, hy vọng nhiều người cùng giúp tiêu thụ nông sản.
Bắt đầu được bán ra từ đầu tháng 2, bánh mì thanh long của cửa hàng ABC Bakery (Công ty TNHH Một thành viên bánh kẹo Á Châu – ABC) trên đường Nguyễn Trãi, quận 5 (TP.HCM) nhanh chóng thu hút người tiêu dùng không chỉ bởi vị lạ, mức giá phổ thông mà còn bởi giá trị giúp “giải cứu” thanh long không bán được do ảnh hưởng dịch corona.
Ông Kao Siêu Lực, chủ thương hiệu bánh kẹo Á Châu – ABC, Chủ tịch Hiệp hội Bánh mì quốc tế khu vực Đông Nam Á, cũng là người sáng tạo ra bánh mì thanh long cho biết ý tưởng làm bánh mì thanh long xuất phát từ một lần đi công tác miền Tây, thấy thanh long chín đầy ruộng nhưng không xuất được. Ông muốn giúp nhưng chỉ mua về ăn thì không được bao nhiêu. Vậy nên ông quyết định thử dùng thanh long làm bánh mì.
Ông cho biết vì thanh long vừa có đường trái cây, vừa có vị chua đặc trưng nên phải thay đổi công thức, thêm muối, hạ nhiệt độ nướng và kéo dài thời gian nướng. Sau vài lần thất bại và 3 ngày thử nghiệm, mẻ bánh mì thanh long đã ra đời thành công.
Công thức bánh mì thanh long ruột đỏ (thanh long sau khi bỏ vỏ, nghiền nát và cấp đông có thể dự trữ dùng dần để làm bánh mì): Nguyên liệu gồm: 25kg bột mì; 14kg thanh long ruột đỏ (đã bỏ vỏ); 4,5kg nước; 625gr men tươi Lasaffre; 500gr muối; 125gr phụ gia Puratos S500 (không bắt buộc) Bánh có trọng lượng 120gr/ổ bánh được nướng ở nhiệt độ 170-180 độ C trong vòng 20 phút. Với công thức này sẽ cho ra khoảng 400 ổ bánh mì. Với lượng bánh ít hơn, nên giảm theo tỷ lệ các thành phần. |
Hiện tại, bánh mì thanh long đang được người tiêu dùng nhận xét khá tốt về hương vị. Nhiều thành viên trên các diễn đàn về thực phẩm nhận xét khi được làm nóng, bánh giòn, thơm, vị chua nhẹ dễ chịu. Vì làm từ thanh long ruột đỏ, bánh lên màu đỏ đẹp, hạt thanh long lẫn vào giòn và ngậy như hạt mè đen.
Ông Lực cho hay với giá bán 6.000 đồng/chiếc, công ty chưa tính lời lỗ mà chủ yếu giới thiệu sản phẩm mới. Việc chia sẻ công thức sẽ giúp nhiều tiệm bánh cùng làm, có như vậy mới giúp tiêu thụ nhiều thanh long hơn.
Ngoài ra, ông Lực cho biết sẽ chào hàng đến các khách hàng lớn là doanh nghiệp chế biến thực phẩm, doanh nghiệp thức ăn nhanh, nếu họ có nhu cầu hoặc có ý tưởng phát triển sản phẩm gì khác thì sẽ càng giúp nông dân không phải bán đổ bán tháo vì không xuất được thanh long.
Hiện tại ngoài bánh mì baguette, bánh mì thanh long khoai môn, bánh thanh long phô mai cũng đã được ra đời và bán giới thiệu. Ông Lực cho biết sẽ nghiên cứu để cho ra đời thêm nhiều sản phẩm từ trái thanh long trong thời gian 2 tháng tới.
Nguyễn Quân (T/h)
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…