Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc đang “phát minh” ra những cái tên trong khu vực tranh chấp

Ấn Độ đã chỉ trích Trung Quốc vì “bịa đặt” ra những cái tên cho một số địa điểm trong khu vực tranh chấp Himalaya để khẳng định chủ quyền đối với vùng lãnh thổ này.

Mối quan hệ Trung – Ấn đã trở nên xấu đi đáng kể từ khi 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng trong một vụ đụng độ vào tháng 6 năm 2020 với quân đội Trung Quốc tại khu vực biên giới tại Ladakh. 

Kể từ đó, cả hai bên đã tăng cường thêm hàng nghìn binh sĩ và khí tài quân sự trong khu vực trong bối cảnh nhiều vòng đàm phán vẫn rơi vào bế tắc.

Tuần này, Bộ Dân sự Trung Quốc cho biết họ đã “chuẩn hóa” tên của 15 địa danh ở Zangnan (“Nam Tây Tạng”) – tên gọi của Bắc Kinh dành cho khu vực mà Ấn Độ gọi là Arunachal Pradesh – bằng những cái tên Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Ấn Độ hôm 30/12 đã phản hồi lại rằng “Arunachal Pradesh luôn, và sẽ luôn là một phần không thể thiếu của Ấn Độ.”

Người phát ngôn Arindam Bagchi cho biết trong một tuyên bố: “Việc gán những cái tên được phát minh cho các địa điểm ở Arunachal Pradesh không làm thay đổi thực tế này.”

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết: “Nam Tây Tạng thuộc Khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc, và trong lịch sử từng là lãnh thổ của Trung Quốc”. Ông nói thêm, việc đổi tên nằm trong “phạm vi chủ quyền của Trung Quốc”.

Trung Quốc tuyên bố đã “giải phóng một cách hòa bình” cao nguyên Tây Tạng vào năm 1951. Bắc Kinh từ đó đã quân sự hóa quyết liệt biên giới tây Tạng, đồng thời gạt bỏ mọi tranh luận về quyền sở hữu đối với khu vực.

Trong khi đó, Ấn Độ coi Luật Biên giới đất liền mới của Trung Quốc, được thông qua vào tháng 10 và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1, là nhằm để củng cố thêm các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh.

Đạo luật gọi chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc là “thiêng liêng và bất khả xâm phạm”, đồng thời cho phép Bắc Kinh “thực hiện các biện pháp để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và biên giới đất liền, đồng thời đề phòng và chống lại bất kỳ hành động nào phá hoại chủ quyền lãnh thổ và biên giới đất liền”.

Hồi tháng 10, Ấn Độ cho biết họ hy vọng ​​rằng “Trung Quốc sẽ tránh thực hiện các hành động” với lý do là luật này có thể đơn phương làm thay đổi tình hình ở khu vực biên giới Ấn Độ – Trung Quốc.

Lê Vy

Xem thêm:

Lê Vy

Published by
Lê Vy

Recent Posts

Hà Nội tăng giá vé metro Cát Linh – Hà Đông và Nhổn – Cầu Giấy 30-40%

Từ ngày 1/8, giá vé lượt hai tuyến metro Cát Linh - Hà Đông và…

1 giờ ago

Không cấp vũ khí cho chế độ đàn áp Kitô giáo ở Kiev — Dân biểu Mỹ

“Tôi hứa rằng sẽ không có vũ khí nào tài trợ cho ông,” dân biểu…

2 giờ ago

Đá sao Hỏa lớn nhất có thể được bán đấu giá với giá 4 triệu đô la

Sotheby's, một nhà đấu giá nổi tiếng thế giới, cho biết một thiên thạch được…

3 giờ ago

Liệu pháp Trung y tự nhiên giúp làm mờ nếp nhăn quanh mắt và miệng

Khi tuổi tác tăng lên, làn da dần mất đi độ săn chắc. Trong Trung…

4 giờ ago

Sky News: Thủ tướng Anh Starmer có thể sẽ mất chức

Thủ tướng Anh Keir Starmer có thể bị phế truất vào tháng Năm năm sau…

4 giờ ago

Tại sao Syria đóng vai trò then chốt trong kế hoạch hòa bình Trung Đông của Tổng thống Trump

Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp bãi bỏ phần lớn…

4 giờ ago