Thế Giới

Anh được cảnh báo hoặc phối hợp với Tổng thống Trump hoặc mất quy chế tối huệ quốc

Trong khi Tổng thống Donald Trump định hình lại chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ xoay quanh các thỏa thuận cứng rắn và lợi ích quốc gia, thì một báo cáo mới đã dấy lên cảnh báo nước Anh phải xem xét lại chiến lược duy trì “mối quan hệ đặc biệt” với Washington nếu không sẽ có nguy cơ bị gạt ra ngoài lề. 

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Thủ tướng Anh Keir Starmer bắt tay nhau trong cuộc họp báo chung tại Phòng phía Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, vào ngày 27 tháng 2 năm 2025. (Ảnh: CARL COURT / POOL / AFP via Getty Images)

Ông Darren Spinck, một thành viên tổ chức Henry Jackson Society, cảnh báo rằng sẽ không có “hoạt động kinh doanh như thường lệ” dưới thời chính quyền Trump, cũng như “mối quan hệ đặc biệt” giữa Hoa Kỳ và Anh không còn có thể được coi là điều hiển nhiên nữa. Ông Spinck lập luận trong một báo cáo mới rắng, để duy trì là một đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ, Anh phải chấp nhận cách tiếp cận “giao dịch” của Tổng thống Trump về chính sách đối ngoại.

  • Henry Jackson Society là một tổ chức nghiên cứu chính sách và think tank có trụ sở tại Vương quốc Anh, được thành lập vào ngày 11 tháng 3 năm 2005 tại Cambridge và sau đó chuyển đến London. HJS tập trung vào các vấn đề chính sách đối ngoại, an ninh quốc gia và thúc đẩy các giá trị dân chủ tự do trên toàn cầu. Tổ chức này mang tên Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Henry M. Jackson, người được biết đến với quan điểm chống cộng mạnh mẽ và ủng hộ dân chủ.

“Việc [Anh] lựa chọn không trả đũa” đối với thuế thép và nhôm của chính quyền Trump có thể báo hiệu “sự kiên nhẫn chiến lược có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán song phương”, báo cáo nêu rõ. Báo cáo nêu rõ các bước mà Thủ tướng Anh Keir Starmer có thể thực hiện để liên kết với chính quyền Trump và theo đuổi thỏa thuận thương mại tự do Mỹ-Anh, bao gồm hợp tác an ninh sâu sắc hơn và lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc.

Gần đây Tổng thống Trump đã áp mức thuế quan cơ sở 10% trên diện rộng đối với các quốc gia nước ngoài và tạm dừng 90 ngày mức thuế quan đối ứng khắc nghiệt hơn đối với mọi quốc gia trừ Trung Quốc. Thuế quan chính quyền Trump đang áp lên hàng hoá nhập cảng từ Trung Quốc là 145%. 

Báo cáo gợi ý một con đường khác có thể liên quan đến việc nước Anh tìm cách gia nhập Hiệp định Hoa Kỳ-Mexico-Canada (USMCA), khối thương mại Bắc Mỹ, nhằm tăng cường quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ.

Báo cáo cũng thúc giục giới lãnh đạo Đảng Lao động Anh cầm quyền “giảm sự phụ thuộc thương mại vào Trung Quốc thay vì làm gia tăng thêm”, cảnh báo rằng mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với Bắc Kinh có thể gây căng thẳng cho quan hệ Mỹ – Anh dưới thời chính quyền Trump.

Ông Spinck đối chiếu sự tập trung của chính quyền Trump vào “chủ nghĩa song phương, chủ nghĩa dân tộc kinh tế và an ninh Ấn Độ – Thái Bình Dương” với sự ưu tiên của chính quyền Starmer đối với “ngoại giao đa phương, chính sách thương mại cấp tiến và các cam kết an ninh châu Âu”.

“Khoảng cách chính sách này đe dọa sự gắn kết xuyên Đại Tây Dương, làm suy yếu khả năng hành động tập thể của họ [Anh và Hoa Kỳ] trước các đối thủ chung, đặc biệt là Trung Quốc”, ông Spinck cảnh báo.

Các chính sách khác biệt về Trung Quốc, cam kết trong NATO và chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương có thể làm xói mòn hoạt động chia sẻ thông tin tình báo của  nhóm Ngũ Nhãn, vốn đóng vai trò quan trọng đối với an ninh quốc gia của Anh.

Ông Spinck kêu gọi chính phủ Anh đạt được thỏa thuận với Hoa Kỳ nhằm giải quyết các lo ngại về quyền riêng tư kỹ thuật số của Nhà Trắng – đặc biệt là sau khi Anh ra lệnh cho Apple phải cung cấp các cơ quan an ninh quyền truy cập vào dữ liệu đám mây được mã hóa. Ông cũng kêu gọi Anh khởi động quan hệ đối tác khai thác khoáng sản với Hoa Kỳ để củng cố chuỗi cung ứng quan trọng.

Trong khi chính phủ bảo thủ trước đây của Anh coi Trung Quốc là “mối đe dọa quốc gia lớn nhất”, thì giới lãnh đạo cánh tả cấp tiến hiện nay đã “đảo ngược đường lối của ba Chính phủ Đảng Bảo thủ trước đây và tìm cách tăng cường quan hệ kinh tế với Bắc Kinh”, ông Spinck cho biết.

Ông Spinck cho biết gần đây Anh đã thúc đẩy Bắc Kinh tiếp cận thị trường vốn phương Tây và tái lập khuôn khổ song phương về chính sách công nghiệp, thương mại và năng lượng với Trung Quốc.

“Người ta phải tự hỏi tại sao London lại hào hức mở rộng quan hệ kinh tế với Trung Quốc – một quốc gia bị chỉ trích rộng rãi vì hồ sơ nhân quyền – trong khi tổ chức tài chính phát triển của Anh lại ít có xu hướng hỗ trợ các dự án phát triển cơ sở hạ tầng quốc tế hoặc khai thác mỏ ở các khu vực khác”, ông Spinck nêu ý kiến. 

Ông Spinck viết: “Khi Chính quyền Trump tìm cách tăng tốc hơn nữa quá trình tách rời Hoa Kỳ khỏi các lĩnh vực kinh tế và công nghệ mà ĐCSTQ nhắm tới, Hoa Kỳ cảm thấy rằng mối quan hệ gần hơn rõ ràng của Chính phủ Lao động với Bắc Kinh, sau nhiều năm quan hệ thận trọng sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vi phạm Tuyên bố chung Trung-Anh năm 2020, có thể làm phức tạp thêm ‘Mối quan hệ đặc biệt’ một cách không cần thiết”.

Ông Spinck cho biết các vấn đề quan trọng “đòi hỏi sự hợp tác xuyên Đại Tây Dương”, chẳng hạn như thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraine, “đang bị đe dọa” nếu Hoa Kỳ và Anh không thống nhất về chính sách đối với Trung Quốc.

Theo ông Spinck, nước Anh cũng phải gác lại những bất đồng về chính sách đối nội của Hoa Kỳ do nhu cầu hợp tác an ninh cấp bách hơn.

“Khi Chính phủ Lao động làm việc với Chính quyền của Tổng thống Trump, họ nên nhận ra rằng quan điểm của họ về nhiều chính sách khác nhau, bao gồm nhập cư, chính sách khí hậu, bảo mật kỹ thuật số và phúc lợi xã hội, là rất khác nhau”, ông Spinck viết.

Ông Spinck cho biết những “những rạn nứt” như nhu cầu truy cập cửa hậu của chính phủ Anh vào kho lưu trữ đám mây được mã hóa của Apple “đã bắt đầu xác định mối quan hệ chung giữa hai đồng minh, tác động đến khả năng thống nhất chính sách đối ngoại”.

“Để vượt qua những khác biệt văn hóa này, cần phải chuyển sang mô hình hợp tác chính sách đối ngoại mang tính giao dịch hơn. Anh cần đóng vai trò tích cực trong việc thiết lập lại chương trình nghị sự này, đẩy các vấn đề về ý thức hệ trong nước ra bên lề để ủng hộ các biện pháp vững chắc, cùng có lợi”, ông Spinck đề xuất. 

Anh cũng có thể thể hiện thiện chí bằng cách có lập trường ngoại giao cứng rắn hơn đối với Iran. Ông Spinck thúc giục London giúp thu hẹp “sự chia rẽ xuyên Đại Tây Dương” về chính sách Iran, điều mà ông cho là “làm gián đoạn các nỗ lực để tạo ra một cách tiếp cận thống nhất nhằm ngăn chặn tiến trình hạt nhân của Iran”. 

Trong khi Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 và áp đặt các lệnh trừng phạt sâu rộng, thì Anh vẫn là một bên tham gia và từ chối kích hoạt các lệnh trừng phạt trả đũa – ngay cả khi có báo cáo rằng Iran đã vi phạm thỏa thuận và đang làm giàu uranium ở mức gần đạt tới cấp độ có thể vũ khí hạt nhân. 

Ông Spinck cũng thúc giục Anh tham gia cùng Hoa Kỳ trong việc chỉ định Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo tinh nhuệ của Iran là một tổ chức khủng bố. Ông lập luận rằng những động thái như vậy “cũng sẽ được coi là một chiến thắng cho chính sách lâu đời của tổng thống Trump đối với Iran – một chính sách không làm nước Anh mất mát gì và sẽ tạo ra nhiều thiện chí ở Washington, D.C”. 

Hân Nhi, theo Fox News

Hân Nhi

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Hân Nhi

Recent Posts

Nam bác sĩ tại Hà Nam bị bắt khẩn cấp vì xâm hại tình dục

Một nam bác sĩ 34 tuổi làm việc tại Bệnh viện đa khoa Hà Nội…

26 phút ago

4 cách đơn giản để giảm lạm dụng kháng sinh ở trẻ em

Kháng sinh là một trong những thành tựu của y học hiện đại. Thế nhưng,…

47 phút ago

Người quân tử thấy thành tựu của người khác, vui như chính mình đạt được

Nếu đố kỵ với thành công của người khác, hả hê trước sự thất bại…

1 giờ ago

Bản lĩnh ngoại giao của tiền nhân trước họa xâm lăng phương bắc

Lịch sử bảo vệ đất nước trước phương bắc của các bậc tiền nhân không…

1 giờ ago

Dạy con kỹ năng sinh tồn

Càng ngày trẻ em càng bị lôi ra xa khỏi môi trường có lợi cho…

1 giờ ago

Hungary sửa hiến pháp, chỉ công nhận hai giới tính nam và nữ

Quốc hội Hungary đã thông qua một sửa đổi hiến pháp, trong đó chỉ công…

1 giờ ago