ASEAN thay đổi tuyên bố về việc trả tự do cho những người bị giam giữ ở Myanmar

Hãng Reuters dẫn ba nguồn thạo tin cho biết, dự thảo tuyên bố được đưa ra một ngày trước Hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Đông Nam Á về cuộc khủng hoảng Myanmar có bao gồm việc phóng thích các tù nhân chính trị như một trong những điểm “đồng thuận”. Tuy nhiên, trong tuyên bố cuối cùng vào cuối cuộc họp hôm thứ Bảy, việc trả tự do cho các tù nhân chính trị đã bất ngờ bị phớt lờ. Chỉ có 5 điểm ‘đồng thuận’ chính thức được đưa ra, trong đó không có lời kêu về việc trả tự do cho các tù nhân chính trị.

Theo một tuyên bố từ Brunei, chủ tịch ASEAN hiện tại, các nhà lãnh đạo đã đạt được nhất trí về 5 điểm, bao gồm: chấm dứt bạo lực, đối thoại mang tính xây dựng giữa các bên, việc bổ nhiệm một đặc phái viên ASEAN để tạo điều kiện cho đối thoại, cung cấp hỗ trợ nhân đạo và chuyến thăm của đặc phái viên đến Myanmar.

Việc ASEAN không có quan điểm cứng rắn về vấn đề này [kêu gọi thả tù nhân] đã khiến các nhà hoạt động nhân quyền và những người phản đối cuộc đảo chính bất bình. Họ chỉ trích rằng cuộc họp hầu như đã không đạt được thành tựu nào đáng kể trong việc kiểm soát các nhà lãnh đạo quân sự của đất nước. 

Theo nhóm AAPP, 3.389 người đã bị quân đội bắt giữ trong một cuộc trấn áp bất đồng chính kiến ​​kể từ cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2, và gần 750 người đã thiệt mạng.

Hai nguồn tin đã xem bản thảo các điểm đồng thuận và yêu cầu giấu tên, nói với Reuters rằng họ rất ngạc nhiên khi ngôn ngữ đã được thay đổi, nhưng không cho biết nó được thay đổi như thế nào và khi nào. 

Phil Robertson, Phó Giám đốc Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cho biết các tù nhân chính trị sẽ cần phải “được đề cập đến trong bất kỳ giải pháp thương lượng nào cho cuộc khủng hoảng”.

Tuy vậy, trong một số tuyên bố cá nhân riêng lẻ sau cuộc họp, các nhà lãnh đạo và ngoại giao khẳng định “đã đạt được sự đồng thuận về việc kêu gọi thả các tù nhân chính trị.”

“Malaysia đã thúc đẩy chấm dứt bạo lực ở Myanmar, trả tự do cho những người bị bắt giữ chính trị và để một Đặc phái viên ASEAN gặp tất cả các bên liên quan”, Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein cho biết trên mạng xã hội hôm Chủ nhật. “Các nhà lãnh đạo đã đạt được sự đồng thuận về những điều này.”

Tại hội nghị thượng đỉnh, các nhà lãnh đạo và đại diện của họ đã có bài phát biểu về tình hình ở Myanmar. Thống tướng Ming Aung Hlaing đã trình bày quan điểm của mìn sau cùng , Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết.

“Ông ấy nói rằng ông ấy đã nghe chúng tôi, ông ấy sẽ cân nhắc những điểm mà ông ấy cho là hữu ích,” ông Lý nói.

Lê Xuân (theo Reuters)

Xem thêm:

Lê Xuân

Published by
Lê Xuân

Recent Posts

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

4 giờ ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

4 giờ ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

7 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

8 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

9 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

11 giờ ago