Theo tờ Merkur của thành phố Munich, Đức, tàu chở hàng Yipeng 3 của Trung Quốc bị nghi ngờ cắt 2 tuyến cáp ngầm quan trọng ở biển Baltic vào năm 2024. Các đơn xin cấp bằng sáng chế từ Trung Quốc hiện làm gia tăng thêm sự nghi ngờ về Yipeng 3.
Tháng 11/2024, hai tuyến cáp viễn thông quan trọng ở Biển Baltic đã bị hư hại, gồm Cáp “Cinia C-Lion1” giữa Đức và Phần Lan và một tuyến cáp ngầm giữa Thụy Điển và Litva đã bị cắt, gây ảnh hưởng giao thương, an ninh năng lượng và thông tin liên lạc.
Từ năm 2023, 10 tuyến cáp tại biển Baltic đã bị hư hại, ảnh hưởng các nước như Estonia, Phần Lan, Thụy Điển, Đức và Lithuania. Ít nhất 2 sự việc liên quan các tàu bị tố cáo đã cố tình thả neo và kéo đi để cắt cáp.
Theo đơn xin cấp bằng sáng chế của Trung Quốc, các kỹ sư Trung Quốc dường như đã phát minh ra một thiết bị có thể cắt loại cáp này một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Điều này khiến tàu chở hàng của Trung Quốc một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý.
Bình luận về thiệt hại đối với các tuyến cáp biển Baltic năm 2024, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius của Đảng Dân chủ xã hội (SPD) cho biết, không ai tin rằng những tuyến cáp này đã bị cắt một cách tình cờ.
Bộ trưởng Bộ Bảo vệ Dân sự Thụy Điển Carl-Oskar Bohlin nói với TV4 rằng các nhà điều tra Thụy Điển cho biết, lộ trình của một tàu chở hàng Trung Quốc trùng khớp về thời gian và không gian với sự cố xảy ra. Tàu chở hàng Yi Peng 3 treo cờ Trung Quốc đã tình cờ đi qua nơi cáp bị cắt.
Một sự cố tương tự cũng xảy ra ngoài khơi bờ biển Đài Loan vào ngày 9/1. Chính quyền Đài Bắc đã bày tỏ nghi ngờ, rằng một tàu do Trung Quốc thuê có thể liên quan đến thiệt hại cho các tuyến cáp ngầm, nhưng không đưa ra bất kỳ bằng chứng xác đáng nào.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Đài Loan cho biết, họ không thể loại trừ khả năng con tàu này có liên quan đến các hoạt động “vùng xám”, Reuters đưa tin.
Năm 2020, các kỹ sư từ Đại học Lệ Thủy ở tỉnh Chiết Giang đã phát minh ra “thiết bị kéo cắt cáp ngầm”.
Sau khi phân tích các đơn xin cấp bằng sáng chế của Trung Quốc, tạp chí Newsweek của Mỹ cho biết, thiết bị này trông giống như một cái mỏ neo có lưỡi cắt. Các phương pháp cắt thông thường trước tiên phải định vị cáp, sau đó đào cáp và lấy cáp ra để cắt. Quá trình này khá phức tạp, đòi hỏi nhiều thiết bị đắt tiền và tốn kém. Một máy cắt cáp ngầm nhanh chóng, giá rẻ đã có mặt để hoàn thành nhiệm vụ này.
Việc các kỹ sư nộp đơn xin cấp bằng sáng chế tương ứng không chứng minh được rằng Trung Quốc có liên quan đến vụ phá hoại cáp ngầm. Nhưng ít nhất nó cũng cho thấy, mọi người quan tâm đến nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Người nộp đơn xin cấp bằng sáng chế đã trích dẫn lý do phát triển thiết bị cắt này là do nghi ngờ có những sợi cáp bất hợp pháp dọc bờ biển Trung Quốc. Một chuyên gia đã bình luận với Newsweek, rằng lý luận này thật nực cười. Nguyên nhân là do phương pháp này khá tùy tiện và có thể làm hỏng cả những sợi cáp hữu ích.
Ngày 12/1, chính phủ Thuỵ Điển thông báo, sẽ cử 3 tàu chiến và một máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không ASC 890 đến biển Baltic tham gia nỗ lực tăng cường hiện diện của NATO, để đề phòng việc phá hoại cáp ngầm.
Theo AP, Tuần duyên Thụy Điển cũng điều đến 4 tàu để theo dõi và 7 chiếc nữa trong tình trạng sẵn sàng.
Ngày 14/1, Ủy ban Châu Âu đã cáo buộc Trung Quốc hạn chế quyền tiếp…
Ông Nguyễn Đức Thái bị đề nghị mức án 12 - 13 năm tù với…
Bộ Thương mại Mỹ chính thức thông báo ô tô kết nối mạng trong nước…
Công an vừa phát hiện nhiều tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội…
Hai giáo viên Trường Mầm non Thiên Hương (TP. Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng) bị…
Hệ thống tín hiệu cửa chắn ke ga tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên…