Báo Trung Quốc nói Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc là “khiêu khích”

Tờ Thời báo hoàn cầu, một cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hôm 27/3 đăng bài viết dẫn ý kiến của một “chuyên gia Trung Quốc” cảnh báo rằng việc Hội nghề cá Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh cá mà Bắc Kinh đưa ra là một “sự khiêu khích cố ý” và “có thể đem lại nhiều bất ổn” tới vùng biển tranh chấp.

Trước đó, Hội Nghề cá Việt Nam gửi một văn bản lên Văn phòng Chính phủ, Bộ NN&PTNT, Bộ Ngoại giao, Ban đối ngoại Trung ương Việt Nam về việc phản đối phía Trung Quốc đơn phương ban hành Quy chế cấm đánh bắt cá trên biển Đông.

Hồi đầu tháng 2, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc thông báo lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, kéo dài xuống vĩ tuyến 12, bao gồm một số vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Hội Nghề cá Việt Nam đã kịch liệt phản đối hành động đơn phương của phía Trung Quốc, đồng thời khẳng định quyết định trên của phía Trung Quốc là vô giá trị.

Tuy nhiên lập luận của ông Gu Xiaosong, “chuyên gia” về nghiên cứu Đông Nam Á tại Học viện khoa học xã hội Quảng Tây, được dẫn lời trên Thời báo hoàn cầu, nói rằng lệnh cấm của Bắc Kinh giúp ngư dân “nhận ra tầm quan trọng của việc bảo vệ các nguồn tài nguyên biển và cá”.

Trung Quốc sẽ tuần tra khu vực này và sử dụng các biện pháp pháp lý để giải quyết bất cứ tàu cá nước ngoài nào tiến vào đó”, ông Gu nói với tờ báo.

Theo ghi nhận của báo chí Việt Nam, phía Trung Quốc sử dụng nhiều hơn là “biện pháp pháp lý” trong khi đối mặt với ngư dân Việt Nam. Chỉ trong tháng 3, đã có 3 vụ tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc tấn công, cướp tài sản.

Theo tờ Tuổi Trẻ, vào ngày 22/32018, hai tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi, khi đang núp gió ở đảo Đá Lồi, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị tàu tuần Trung Quốc sơn màu trắng “tấn công đâm va.” Hải sản bị cướp sạch trong khi ngư cụ và trang bị hải hành bị đập phá hay lấy đi, gây thiệt hại khoảng 800 triệu đồng.

Ngư dân Đặng Tự kể chuyện tàu Trung Quốc áp sát cướp phá tài sản – Ảnh: TRẦN MAI/Tuoitre.vn

Trước đó, ngày 18/3/2018, tàu cá của ngư dân Quảng Nam khi đang hành nghề lưới cản thì bị tàu tuần Trung Quốc tấn công. Họ dùng súng khống chế ngư dân, cắt phá lưới, ngư cụ và lấy đi 2 bình ắc quy.

Ngày 22/3/2018, Bộ Ngoại Giao Việt Nam “phản đối và kiên quyết bác bỏ” việc Trung Quốc đơn phương áp dụng “quy chế mới nghỉ đánh bắt cá trên biển”.

Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền gần hết diện tích mặt nước Biển Đông theo một bản đồ được gọi là đường chín đoạn dựa vào cái họ gọi là “quyền lịch sử” vốn bị nhiều chuyên gia trên thế giới coi là lố bịch.

“Việt Nam mỗi năm đều phản đối sau khi Trung Quốc đưa ra lệnh cấm đánh cá thường kỳ. Đây là sự khiêu khích cố ý đối với chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực”, ông Gu được Thời báo hoàn cầu dẫn lời nói.

Tờ báo Trung Quốc tiếp tục trích dẫn vụ biểu tình của Việt Nam vào các năm 2015 và 2014 như bằng chứng của sự “khiêu khích”.

Tờ báo này viết:

“Trong vụ phản đối năm 2015, Nguyễn Việt Thắng, chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam, nói rằng Hội khuyến khích ngư dân bám biển và kêu gọi chính phủ bảo vệ ngư dân.

Trong năm 2014, Việt Nam cho tàu tới chặn dàn khoan của công ty Trung Quốc tại vùng biển mà đụng độ xảy ra.

Phía Trung Quốc đã đưa ra phản đối nghiêm trọng đối với phía Việt Nam về sự cố này, yêu cầu họ chấm dứt các hành vi phá hoại, Tờ Tân Hoa Xã đưa tin”.

Tờ báo Trung Quốc đưa ra nhận định của ông Gu rằng “Việt Nam đã đang thách thức Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp kể từ khi xung đột Trung-Philippines dịu đi, điều này làm gia tăng bất ổn trong khu vực”.

Hồi tháng 3, hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Mỹ cập cảng Việt Nam, một động thái mà Reuters mô tả là “được chào đón bởi những quốc gia đang quan sát một cách đầy lo lắng động thái của Trung Quốc ở Biển Đông”.

Trong một bài viết khác của tờ Thời báo hoàn cầu, cũng “chuyên gia” Gu Xiaosong đưa ra nhận định rằng “một số khán giả Việt Nam quá nhạy cảm về bộ phim Điệp Vụ Biển Đỏ”, bộ phim đang bị chỉ trích tại Việt Nam vì có cảnh nói “Biển Đông thuộc Trung Quốc”.

Một số người ở Việt Nam quá nhạy cảm khi liên kết các cảnh trong bộ phim này với vấn đề Biển Đông. Trung Quốc có quyền hợp pháp khi tiến hành các chiến dịch trong lãnh thổ của mình”, ông Gu nói.

Cảnh trong phim Điệp vụ biển Đỏ (Youtube)

Bộ phim đã bị rút ra khỏi các rạp tại Việt Nam với lý do chính thức được công bố là “có quá ít khán giả”.

Trọng Đức (T/h)

Xem thêm:

Published by

Recent Posts

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…

29 phút ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

6 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

7 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

7 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

8 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

10 giờ ago