Tổng thống Joe Biden sẽ “có nhiều điều để nói hơn” vào tháng Tư về kế hoạch phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID, tập trung vào các vấn đề như chăm sóc sức khỏe và phụ nữ rời khỏi thị trường lao động, thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nói với Fox News hôm Chủ Nhật (28/3, giờ Mỹ).
“Khi tổng thống [Biden] lên tiếng ủng hộ Kế hoạch Giải cứu nước Mỹ, ông ta đã nói kế hoạch này gồm 2 giai đoạn: đầu tiên là giải cứu sau đó là phục hồi. Những gì mà ông ấy nói với người dân Mỹ trong tuần này là một phần kế hoạch của ông, đó là bước đầu tiên trong kế hoạch hướng tới giai đoạn phục hồi, trong đó sẽ bao gồm một khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng”, bà Psaki nói với người dẫn chương trình Chris Wallace của Fox News.
“Vào tháng Tư, ông ấy sẽ có nhiều điều để nói hơn về phần hai của kế hoạch phục hồi, trong đó sẽ bao gồm một loạt những điều mà bạn đã nói về nó như chăm sóc y tế, chăm sóc trẻ em, giải quyết những điều đó. Bây giờ đang có một cuộc khủng hoảng, đó là nhiều phụ nữ đã đang rời bỏ thị trường lao động”, bà Psaki nói tiếp. “Về tổng thể gói này, chúng tôi vẫn đang hoạch định”.
Bà Psaki cho biết gói phục hồi kinh tế đó và dự luật cơ sở hạ tầng do Đảng Dân chủ đang thúc đẩy tại Quốc hội sẽ là “hai đề xuất riêng biệt”.
“Chúng tôi sẽ làm việc với Thượng viện và Hạ viện để tìm cách thúc đẩy [hai đề xuất này]”, bà Psaki nói.
Các quan chức cấp cao của Đảng Dân chủ đang đề xuất gói chi tiêu mới lên đến 3 nghìn tỷ USD trong một dự luật về việc làm và cơ sở hạ tầng. Tờ Politico đưa tin rằng Đảng Dân chủ đang rất hăm hở đưa danh sách mong muốn của họ vào gói chi tiêu khổng lồ này, trong đó có các biện pháp mới về giá dược phẩm và chính sách khí hậu.
Trong khi đó, Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) đã đưa ra dự đoán rằng nợ liên bang Mỹ sẽ là 102% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào cuối năm nay và có thể sẽ là gấp đôi GDP vào 30 năm tới (năm 2051).
CBO cho biết với mức nợ công cao như vậy có thể sẽ làm gia tăng chi phí vay vốn, giảm sản lượng kinh tế và tăng nguy cơ xảy ra khủng hoảng tài chính.
Foxbusiness dẫn số liệu từ CBO cho biết thâm hụt ngân sách liên bang Mỹ – chênh lệch giữa chi tiêu của chính phủ với các khoản thu thuế và doanh thu khác của chính phủ – dự kiến sẽ đạt mức 10,3% GDP vào năm nay, mức thâm hụt cao thứ hai kể từ năm 1945. Thâm hụt ngân sách liên bang Mỹ có thể tăng lên đến 13,3% GDP vào năm 2051.
Đức Thiện
Xem thêm:
Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…
Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…
Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…
Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…
Ông Medvedev tuyên bố cuộc xung đột giữa Moskva và Kiev có thể nhanh chóng…
Mình bỗng nhận ra rằng không cần phải làm thuyết khách thuyết phục bất cứ…