Gần đây, chế độ gia đình trị Assad – đồng minh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) – ở Syria đã sụp đổ sau nửa thế kỷ cai trị độc tài đất nước. Có cảnh báo rằng sự sụp đổ của nhiều nhà độc tài hiện nay có thể khiến nhà cầm quyền Trung Quốc đầy bất an.
Ngày 8/12 sau khi chế độ Assad tại Syria sụp đổ, người dân Syria đã đổ ra đường phố để thể hiện vui mừng việc hạ bệ chế độ độc tài, đồng thời người tị nạn Syria cũng đổ xô về nước.
Ngày 10/12 Đại sứ quán Mỹ đã đưa ra tuyên bố rằng người dân Syria cuối cùng đã thấy được ánh sáng hy vọng. Trước đó vào ngày 9/12, Bộ Ngoại giao ĐCSTQ cũng có tuyên bố rằng họ sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình ở Syria.
Chủ tịch Ilshat (Ilshat Hassan Kokbore) của Đại hội Người Duy Ngô Nhĩ Thế giới (World Uyghur Congress) chỉ ra, chắc chắn việc từng kẻ cầm quyền độc tài lần lượt thay nhau sụp đổ sẽ khiến ông Tập Cận Bình – người cầm quyền toàn trị tại Trung Quốc – lo sợ, dĩ nhiên trong đó bao gồm cả những quan chức giúp đỡ xung quanh ông ta.
Assad là người thân Bắc Kinh, năm ngoái ông Tập Cận Bình còn cử máy bay đặc biệt đón vợ chồng ông ta tham dự lễ khai mạc Đại hội thể thao châu Á tại Hàng Châu. ĐCSTQ và Syria còn tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, và Assad cũng nhận được hàng tỷ USD đầu tư của Trung Quốc.
Về vấn đề đầu tư từ Trung Quốc đó, ông Ilshat cho rằng trong giao dịch giữa những nhà độc tài thì chắc chắn vật hy sinh chính là tiền của người dân, hiện nay khi ông Assad bị hạ bệ thì xem ra có phần nhiều thất thoát đối với chính người dân Trung Quốc.
Assad bị quốc tế trừng phạt vì vi phạm nhân quyền, nhưng truyền thông nhà nước Trung Quốc lại miêu tả ông ta là một anh hùng chống Mỹ.
Khi Assad trong vai trò Tổng thống Syria và vợ ông ta cùng nhau đi thăm Trung Quốc, họ mặc quần áo giản dị, đặc biệt là một đôi giày da cũ, khiến nhiều người dân Trung Quốc kinh ngạc. Lúc đó người dẫn chương trình của Truyền hình Trung ương ĐCSTQ (CCTV) rêu rao: Hãy xem, Tổng thống Assad đi đôi giày đã bạc màu và đế cũng mòn – cách diễn tả tương tự xưa nay ĐCSTQ hay rêu rao về cái gọi là “Lãnh tụ vĩ đại Mao Trạch Đông”.
Khi đó, vợ ông Assad đến thăm trường đại học mang màu sắc phương Tây nhất Trung Quốc là Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh, có những sinh viên đại học hét lên “I Love You”. Những sinh viên đại học Trung Quốc này có trạng thái như vậy, chủ yếu là vì nhận thức của họ về Assad đều đến từ cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ.
Vợ của nhà độc tài ở nước nghèo của thế giới này đã chi 40 triệu USD để mua 19 căn hộ ở Moscow, trong đó có bao nhiêu là tiền mô hôi nước mắt của chính người dân Trung Quốc?
Sau khi ông Assad chạy trốn, nhiều người Syria đã vào dinh tổng thống để lục soát, di chuyển tất cả các loại đồ nội thất, giường và các mặt hàng đắt tiền như tác phẩm nghệ thuật, thậm chí còn lái xe vòng quanh. Theo hình ảnh được lưu hành trên các nền tảng xã hội, bộ sưu tập xe hơi sang trọng của ông này có hơn 40 chiếc, trong đó có một chiếc Ferrari F50 màu đỏ trị giá hơn 3 triệu USD.
Chủ tịch Lai Kiến Bình (Lai Jianping) của Mặt trận Dân chủ Canada chỉ ra, điểm tương đồng giữa chế độ độc tài của ĐCSTQ và chế độ Assad liên quan đến sinh kế người dân là: không tự do, không nhân quyền, cuộc sống của người dân rất khó khăn, tiếng oán thán khắp nơi. Việc liên tục sụp đổ các chế độ độc tài như Iraq, Libya và Syria… cũng là hồi chuông cảnh báo cho Bắc Kinh.
Về vấn đề này, Phó Chủ tịch Đảng Dân chủ Trung Quốc, ông Giới Lập Kiến (Jie Lijian) cho rằng ĐCSTQ cũng sẽ có kết cục như vậy, hơn nữa cảm thấy thời điểm ĐCSTQ sụp đổ sẽ đến sớm hơn nhiều chúng ta tưởng tượng.
Chế độ của ông Assad bị lật đổ thì tiền hiện hành của Syria cũng lập tức biến thành giấy vụn. Ông Ilshat nói rằng điều tương tự cũng đúng với Trung Quốc nếu ĐCSTQ sụp đổ, đó là vấn đề không nghi ngờ gì nữa. Giới Lập Kiến cho rằng ông Tập Cận Bình đã dẫn ĐCSTQ đến bờ vực, chuyện lao xuống vực chỉ là vấn đề thời gian, vì gần vực nên sẽ thời gian đó sẽ không còn quá lâu.
Kể từ khi cuộc nội chiến bùng nổ ở Syria vào năm 2011, quân đội Chính phủ Assad cầm quyền đã bắt giữ hàng trăm ngàn người, các nhóm nhân quyền mô tả tình trạng môi trường giam giữ đặc biệt tồi tàn. Ngày 7/12, liên minh quân đối lập “Phong trào Giải phóng Sham” (HTS) đã thả hơn 3500 tù nhân trong nhà tù quân sự Homs (Homs Military Prison); sau khi vào thủ đô ngày 8/12, họ tuyên bố thời kỳ chuyên chế của nhà tù Saydnaya (Sajn Ṣaydnāyā) đã kết thúc, bởi vì nhà tù này chính là hình ảnh tàn bạo thời đại Assad đen tối.
Theo báo cáo điều tra của tổ chức bảo vệ dân sự Syria “Mũ nồi trắng” (The White Helmets), có rất nhiều người bị giam giữ trong các phòng giam ngầm của nhà tù Saydnaya, tổ chức này đã triển khai 5 đội ứng phó khẩn cấp chuyên nghiệp để tiến hành các hoạt động cứu hộ với sự giúp đỡ của những người trong cuộc.
Các nhà chức trách ở Damascus cho biết, các nỗ lực vẫn đang được thực hiện để trả tự do cho các tù nhân, một số người trong số họ đã chết vì ngạt thở do thiếu thông gió trong các phòng giam dưới lòng đất. Họ cũng thông qua mạng xã hội kêu gọi các binh sĩ và nhân viên nhà tù từng làm việc cho chế độ Al-Assad hãy cung cấp mã khóa điện tử cửa phòng giam dưới lòng đất để có thể thả hơn 100.000 tù nhân được nhìn thấy trên màn hình ngoài.
Theo BBC, dưới cai trị của ôAssad, hàng ngàn người đã bị tra tấn, tấn công tình dục và hành quyết hàng loạt tại nhà tù Saydnaya, khiến nhiều người không còn xuất hiện nữa, thậm chí gia đình họ trong nhiều năm thường không biết họ sống chết như thế nào.
Vào ngày 8/12, một người sống sót tên là Omar al-Shogre kể lại quá trình 3 năm anh ở tù khi còn là một thiếu niên hơn 10 tuổi, chúng buộc người anh họ yêu quý của anh tra tấn anh và ngược lại buộc anh tra tấn người anh họ, nếu không cả hai sẽ bị hành quyết. Theo ước tính của một mạng lưới nhân quyền Syria, hơn 130.000 người đã bị giam giữ trong những điều kiện như vậy kể từ khi cuộc nội chiến bùng nổ vào năm 2011.
Báo cáo năm 2022 của “Hiệp hội những người bị giam giữ và mất tích trong nhà tù Saydnaya” (ADMSP, trụ sở tại Thổ Nhĩ Kỳ) chỉ ra, kể từ khi bắt đầu cuộc nội chiến Syria thì nhà tù Saydnaya đã thực sự trở thành trại tử thần. Người ta ước tính rằng từ năm 2011 – 2018 có hơn 30.000 tù nhân đã bị hành quyết, hoặc chết vì tra tấn, thiếu chăm sóc y tế hoặc đói. Theo lời kể từ một số ít tù nhân được thả, từ năm 2018 – 2021 có ít nhất 500 tù nhân khác đã bị hành quyết.
Năm 2017, Tổ chức Ân xá Quốc tế mô tả nhà tù Saydnaya là “lò mổ người”, và tuyên bố rằng những vụ hành quyết này được ủy quyền bởi cấp cao nhất của Chính phủ Assad. Chính phủ Syria vào thời điểm đó bác bỏ rằng những tuyên bố đó là “vô căn cứ” và “thiếu sự thật”, đồng thời khẳng định tất cả các vụ hành quyết ở Syria đều tuân theo thủ tục pháp lý thích đáng.
Từ một người vô gia cư trở thành cảnh sát - câu chuyện nghe như…
Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ trích các quốc gia phương Tây tiếp tục hành động…
Ông Tom Cotton đã cảnh báo các nhà vận động hành lang không nên phản…
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sẽ “nắm giữ…
“Hãy nhìn các con số thống kê đi! [Ukraine] chúng ta có bao nhiêu lính…
Liên quan đến vụ án sát hại CEO Brian Thompson của UnitedHealthcare tại Mỹ, hôm…