Phong trào “Người da đen đáng sống” (Black Lives Matter, BLM) từ lâu đã vượt qua giới hạn các cuộc biểu tình trên đường phố. Phong trào này cũng đã lấn sân sang hệ thống giáo dục K-12 của Hoa Kỳ, nhằm tạo nên một ảnh hưởng sâu rộng trong hệ thống trường học công lập, và truyền bá quan niệm của mình cho trẻ em ngay từ khi còn nhỏ. Cuốn sách mới “Black Lives Matter at School” (BLM trong trường học) được xuất bản vào tháng 12/2020, giải thích cách họ sẽ thay đổi toàn bộ hệ thống giáo dục K-12 của Hoa Kỳ, tuyên bố rằng việc phổ biến rộng rãi sẽ được nhanh chóng thực hiện.
“Danh sách bán chạy” (Best sellers list) của New York Times mời chào cuốn sách này là “nguồn tài nguyên quan trọng để xây dựng hệ thống trường học chống phân biệt chủng tộc.” Lời giới thiệu viết: “Khóa học BLM trong trường học đúc kết kinh nghiệm thành công của BLM trong việc chống nạn phân biệt chủng tộc trong phong trào học đường, bắt đầu từ năm 2016 và lan rộng từ một trường đến hàng trăm trường trên cả nước. Cuốn sách này sẽ truyền cảm hứng cho hàng trăm nhà giáo dục tham gia công tác giáo dục chống phân biệt chủng tộc trong trường học của BLM.”
Phong trào BLM trong trường học bắt đầu ở thành phố Seattle, Washington. Vào tháng 10/2016, các giáo viên đã tổ chức “Ngày BLM trong trường học” tại Trường Seattle, đưa lên thành tin tức trên toàn quốc. Sau khi tin tức được lan truyền, Hiệp hội Giáo dục Quốc gia Hoa Kỳ đã thông qua nghị quyết công nhận “Ngày BLM trong trường học”, sau đó trở thành “Tuần lễ hành động BLM trong trường học”, được tổ chức vào tuần đầu tiên của tháng Hai hàng năm, tạo tiền đề cho Tháng lịch sử người da đen.
Trong năm học 2017-2018, hàng ngàn nhà giáo dục ở Hoa Kỳ đã mặc áo BLM đến trường và tổ chức một tuần hành động về chủ đề phân biệt chủng tộc, lịch sử người da đen và các phong trào chống phân biệt chủng tộc. Đến năm 2018, các khu học chính ở hơn 20 thành phố lớn, bao gồm New York, Philadelphia, Washington DC, Boston, Chicago, Los Angeles và Seattle, đã gấp rút đưa “Tuần hành động BLM trong trường học” vào chương trình giảng dạy của họ để cho phép nhiều học sinh hơn tham dự.
Chương trình BLM được đưa vào chương trình giảng dạy K-12, và sau đó kéo dài hơn một tuần trong mỗi năm học. Trong một lá thư ủng hộ, đồng sáng lập BLM Opel Tometi mô tả đây là “một đợt bùng nổ công bằng chủng tộc mới trong các trường học ở Mỹ.”
Hiệp hội Giáo dục Quốc gia (NEA), một trong những hiệp hội giáo viên lớn nhất ở Hoa Kỳ, khuyến khích các thành viên của mình tham gia vào Tuần hành động BLM vào tháng Hai, nhưng không chỉ giới hạn ở chương trình giảng dạy. Các khóa học này không bắt buộc, nhưng chúng đã bắt đầu nổi tiếng và hiện đã được mở rộng đến hơn bốn mươi thành phố. Theo trang web của “BLM trong các trường công lập thành phố New York” (Black Lives Matter at NYC Schools), 62 trường học và tổ chức ở thành phố New York đã tham gia Tuần lễ hành động BLM vào tháng Hai.
Trong mắt nhiều giáo viên và phụ huynh tốt bụng, tất cả những điều này dường như khá vô hại. Liệu có vấn đề gì với việc theo đuổi “công bằng chủng tộc” không? Thật không may, đây chỉ là những từ thông dụng của bên cánh tả. Một nghiên cứu sâu hơn về các khóa học này cho thấy ý định rõ ràng: là nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự chính trị của cánh tả.
Trang web “BLM trong các trường công lập thành phố New York” nói rằng bốn “nhu cầu” cơ bản của họ trong nước là: Chấm dứt kỷ luật không khoan nhượng, thực hiện công lý phục hồi; thuê thêm giáo viên da đen; và yêu cầu (tất cả) học sinh K-12 học các khóa học về lịch sử người da đen và nghiên cứu dân tộc; tài trợ cho các cố vấn thay vì an ninh trường học, bởi vì “sự gia tăng an ninh trường học đã tạo ra một nền văn hóa trừng phạt và áp bức.”
Cuối những năm 1990, các trường học ở Mỹ bắt đầu thực hiện chính sách kỷ luật “không khoan nhượng” đối với các vấn đề về ma túy và bạo lực nhằm đảm bảo trật tự an toàn học đường. Tỷ lệ đình chỉ học của học sinh người Mỹ gốc Phi tăng nhanh hơn, có thể dẫn đến sự khác biệt về chủng tộc trong kỷ luật. Từ lâu, các nhà nghiên cứu đã liên kết những khác biệt này với chính sách kỷ luật “không khoan nhượng“, và ngày càng nhiều khu vực hướng tới “công lý phục hồi” (Restorative Justice) để giữ học sinh đến trường.
Ý tưởng cốt lõi của “công lý phục hồi” là chú trọng hòa giải và khắc phục hậu quả thay vì trừng phạt, với mục tiêu cuối cùng là chữa lành. Điều này phù hợp với quan điểm của phong trào “bãi bỏ nhà tù“, và cả hai đều nhằm mục đích chấm dứt văn hóa trừng phạt trong tư pháp hình sự.
Ngoài ra còn có 13 “Nguyên tắc hướng dẫn BLM” (BLM 13 Guiding Principles) như một phần của kế hoạch chương trình giảng dạy “Tuần hành động“, khuyến khích giáo viên và học sinh trẻ thảo luận về các niềm tin tư tưởng BLM khác nhau, chẳng hạn như khái niệm “người chuyển giới”, “người đồng tính” và “Khu Người Da Đen” (Black Villages): “Chúng tôi cam kết phá vỡ yêu cầu cấu trúc gia đình hạt nhân do phương Tây quy định bằng cách hỗ trợ lẫn nhau như những gia đình mở rộng và ‘khu làng’ cùng quan tâm chăm sóc lẫn nhau.”
Trên thực tế, tham gia vào hệ thống trường công đã giúp đem tuyên truyền của BLM dung nhập vào chương trình giảng dạy cho học sinh tiểu học, thúc đẩy các em dấy lên nghi ngờ về tầm quan trọng của gia đình hạt nhân. Vào cuối khóa học, học sinh lớp năm phải hoàn thành một bài tập để đáp lại các nhắc nhở về một xã hội không có “các đơn vị gia đình hạt nhân, độc lập”.
Một giáo án khác giải thích “sự cần thiết của phong trào BLM” cho học sinh lớp 2, 3 và 4. Ngoài ra, học sinh lớp 4 và lớp 5 được hỏi: “Làm thế nào để các phong trào trong quá khứ và hiện tại thách thức hệ thống áp bức này?” Mục đích là dạy học sinh cách lật đổ những gì mà BLM coi là áp bức (chẳng hạn như nhà tù, luật nhập cư).
Trang web “BLM trong các trường công lập thành phố New York” cung cấp các liên kết đến hàng chục tài nguyên và ý kiến, bao gồm nhiều video và nội dung đáng kinh ngạc. Bài viết này không thể được trích dẫn từng cái một. “Kế hoạch 1619” (1619 Project) mà cựu Tổng thống Trump từng đề cập cũng nằm trong số đó. Ông từng nói: “Cánh tả đã lừa dối, xuyên tạc và làm hoen ố câu chuyện của nước Mỹ. Ví dụ điển hình nhất là Kế hoạch 1619 của New York Times. Dự án này viết lại lịch sử nước Mỹ và dạy con em chúng ta: Đất nước của chúng ta dựa trên áp bức, không dựa trên nguyên tắc tự do!”
Phụ huynh có thể không nhận ra rằng một số giáo viên cấp tiến trong trường đang hợp tác với BLM.
Vào ngày 20/8/2020, một phụ huynh có tên Matt Moss đã tweet một đoạn video dài chưa đầy 2 phút: “Vào ngày thứ 4 buổi học trực tuyến con tôi đã phải nghe họ rao giảng về chủ nghĩa Mác. Tôi gọi điện phàn nàn với hiệu trưởng trường thì được tuyên bố thẳng là nhà trường đang hợp tác với nhóm BLM. Xin hãy chia sẻ vụ việc này đến tất cả những người yêu nước.”
Video này đã được gần 600.000 người xem và 19.000 lượt retweet.
Phụ huynh này đã nhận được phản ứng tích cực từ các bậc phụ huynh trên khắp cả nước, và cũng khơi dậy một số cuộc thảo luận của người dùng mạng: “Trường chúng tôi cũng hợp tác với BLM.”
“Trường học của cháu gái yêu cầu mặc quần áo đen để ủng hộ phong trào BLM, điều này thật là nực cười. Cháu gái tôi làm sao mà mặc được cái này, tôi đã cho cháu mặc quần áo sặc sỡ.”
“Khi một số giáo viên ở các trường học ở New York giải thích về phong trào dân quyền trong lớp học, họ đã mô tả cuộc bạo loạn BLM năm 2020 là ‘vận động dân quyền’’ và so sánh BLM giống với Tiến sĩ Martin Luther King. Thực chất thì so với TS Martin, BLM hoàn toàn ngược lại. BLM mang tính bạo lực, dựa trên một màu da đặc định và chống lại Cơ đốc giáo.”
Ngoài ra còn có một phần mở rộng của chủ đề này: “Trường Âm nhạc Manhattan yêu cầu tất cả các buổi biểu diễn trong năm học 2020-2021 phải dựa trên chủ đề theo những người sáng tác là người Mỹ gốc Phi hoặc người African diaspor (người da đen bị bán sang châu Mỹ).” “Nhà hát Opera Metropolitan yêu cầu các buổi biểu diễn từ vị trí diễn xuất cho đến các vị trí hành chính, phải lấy chủng tộc (màu da) để chỉ định người da màu làm việc.”
Trở lại với cuốn sách mới “BLM trong trường học” đã đề cập trên đây, cuốn sách nhấn mạnh rằng phong trào BLM không nên giới hạn trong các nghiên cứu lịch sử và xã hội, cũng như không nên chỉ thảo luận trong tuần hành động: “Để biến BLM thành hiện thực, các nguyên tắc BLM của trường phải trở thành một phần của văn hóa học đường rộng lớn hơn và thấm nhuần tất cả các ngành học, bao gồm nghiên cứu xã hội, nghệ thuật tiếng Anh, toán học, khoa học, âm nhạc, nghệ thuật, ngôn ngữ thế giới, kịch nghệ, v.v., để thực sự được coi trọng trong giáo dục.”
Trang web “BLM trong trường học” cũng viết: “Công việc này được thực hiện trên khắp đất nước trong suốt cả năm.”
Tuy nhiên, nhiều thành viên của cộng đồng bảo thủ cho rằng chương trình giảng dạy BLM là một phương pháp chính trị để các giáo viên cấp tiến “tẩy não” học sinh. Các khóa học BLM ở nhiều trường trung học ở Hoa Kỳ đã bị một số phụ huynh bảo thủ tẩy chay.
Tháng Chín năm ngoái, Fox News đưa tin về “Giáo trình khủng khiếp của trường công Buffalo Public Schools.” Người dẫn chương trình Tucker Carlson cảnh báo: “Mục tiêu của họ rất đơn giản. Phụ huynh phải đặc biệt chú ý. Họ muốn xác định lại giáo dục ở tất cả các cấp. Để giáo dục trở thành vỏ ngoài việc tuyên truyền của họ. “
Theo Thái Dong, Thấm Liên, Epoch times
Xem thêm:
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…