Tờ Health Europa đưa tin, một số công ty y tế và dược phẩm quốc tế đã bị cáo buộc đồng lõa với chính quyền Trung Quốc trong tội ác thu hoạch nội tạng, theo một báo cáo mang tên “Economics Of Organ Harvesting In China” (Tạm dịch: Thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc từ góc độ kinh tế học), do “Viện nghiên cứu Tội ác của Chủ nghĩa Cộng sản” công bố. Báo cáo được thực hiện bởi Pavel Porubiak, một nhà phân tích giàu kinh nghiệm và Lukas Kudlacek, một chuyên gia về kinh tế và thị trường chứng khoán, phân tích trong lĩnh vực an nình vùng, địa chính trị và kinh tế.
Thu hoạch nội tạng hay chính xác hơn là “thu hoạch nội tạng sống từ tù nhân lương tâm do nhà nước hậu thuẫn”, là hành vi giam giữ những người có tín ngưỡng, không phạm pháp, chỉ vì đức tin của họ, giết hại bằng cách mổ lấy nội tạng khi họ còn sống, để sử dụng như một nguồn nội tạng tươi mới, phục vụ cho cấy ghép nhằm thu lợi nhuận.
Kể từ năm 2006, các cáo buộc về tội ác thu hoạch nội tạng do nhà nước hậu thuẫn tại Trung Quốc đã bắt đầu xuất hiện thông qua nghiên cứu đầu tiên của luật sư nhân quyền David Matas và cựu quốc vụ khanh Canada David Kilgour. Từ đó tới nay, ngày càng nhiều nhà điều tra độc lập lên tiếng, ngày càng nhiều chứng cứ quan trọng được công bố, và ngày càng nhiều báo cáo nghiên cứu dựa trên nhiều góc nhìn khác nhau được đưa ra.
Tháng 6/2019, một Tòa án Nhân dân độc lập tại London đã tuyên án Đảng Cộng sản Trung Quốc phạm tội chống lại loài người, xác nhận việc chế độ Trung Quốc giết hại tù nhân lương tâm để thu hoạch nội tạng trên “quy mô lớn”. Nạn nhân là những người tập Pháp Luân Công, người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, người Phật giáo Tây Tạng, người theo Kitô giáo… Đáng chú ý, chủ tọa tòa án là ngài Geoffrey Nice, một luật sư Anh Quốc mẫu mực trên trường quốc tế, từng tham gia vào nhiều tòa án độc lập quốc tế, hoạt động trong Tòa án Hình sự Quốc tế, từng phụ trách truy tố một trong những tội phạm chiến tranh cuối thế kỷ 20 là cựu Tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic.
Trong nhiều năm, chính quyền một số quốc gia đã có động thái lập pháp nhằm hình sự hóa và cấm công dân tới Trung Quốc ghép tạng: Israel (2008), Tây Ban Nha (2010), Đài Loan (2015), Na Uy (2017)… Điều này là nhằm ngăn chặn công dân các nước không gián tiếp đồng lõa với một tội ác chống lại loài người. Tuy nhiên, các quốc gia chưa hề có biện pháp chế tài nào đối với các công ty y dược đa quốc gia, vốn là những tổ chức đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp ghép tạng thu về 1 tỷ USD hàng năm của Trung Quốc.
Báo cáo “Thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc từ góc độ kinh tế học” là báo cáo đầu tiên trên thế giới nêu tên 20 công ty đa quốc gia nhận được lợi nhuận từ ngành công nghiệp cấy ghép tạng tại Trung Quốc, nơi các tù nhân lương tâm vô tội đang bị cưỡng bức thu hoạch nội tạng. Trong số 20 công ty y dược này, đáng chú ý có Pfizer tại Mỹ, OrganOx tại Vương Quốc Anh và Roche tại Thụy Điển.
Báo cáo mới này nhấn mạnh rằng hệ thống ghép tạng ở Trung Quốc “phụ thuộc vào việc nhập khẩu các thiết bị bảo quản nội tạng” từ phương Tây và cáo buộc các công ty dược phẩm phương Tây đã lợi dụng tù nhân ở Trung Quốc để thử nghiệm các sản phẩm cấy ghép nội tạng.
Theo báo cáo, hơn 1.5 triệu người đang bị giam giữ trong những “trại tập trung” ở Trung Quốc là “nguồn tạng lý tưởng” và các tác giả kêu gọi các công ty có tên trong bản báo cáo trả lời về các cáo buộc; hoặc các quan chức của quốc gia sở tại phải vào cuộc để “điều tra hoạt động tội phạm xuyên quốc gia” này.
Nhìn vào tình hình cung cầu dẫn đến việc thu hoạch tạng bất hợp pháp, báo cáo đã nhấn mạnh rằng nhu cầu “không chỉ từ các công dân Trung Quốc mà còn từ khách du lịch ghép tạng từ những nước dân chủ” và rằng “những du khách này không phải là không thể chữa trị bởi các bác sĩ phương Tây, hoặc bởi các cơ quan y tế hay bởi các cách khác, mà lý do chính khiến họ đến Trung Quốc là vì ở các nước Tây phương, thời gian chờ đợi để được ghép tạng thường kéo dài lâu.”
Áp lực toàn cầu hiện đang gia tăng đối với Trung Quốc và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong ngành công nghiệp ghép tạng tại quốc gia đông dân nhất thế giới. Ông Susie Hughes, giám đốc điều hành Liên minh Quốc tế Chấm dứt Lạm dụng Cấy ghép ở Trung Quốc (ETAC), tuyên bố: “Những công ty này đang ở một vị thế rất mạnh bởi lẽ ngành cấy ghép ở Trung Quốc sẽ thụt lùi nếu không có họ. Điều cấp bách hiện nay chính là họ phải rút ngay khỏi thị trường Trung Quốc để cứu những người vô tội đang bị giết để lấy tạng.”
Hamid Sabi, luật sư của Toà án nhân dân độc lập tại London, người mới đây đã trình bày về vấn đề thu hoạch nội tạng tại Liên Hợp Quốc cho biết: “Tôi rất hoan nghênh tất cả các nghiên cứu mới xác nhận vấn nạn kinh khủng này. Ghép tạng để cứu người là một chiến thắng của khoa học và của xã hội nhưng giết người để lấy tạng là tội ác.”
Luật sư nhân quyền quốc tế David Matas chia sẻ: “Báo cáo đưa ra các bằng chứng thuyết phục về các công ty đa quốc gia đang cùng nhúng tay vào việc lạm dụng cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc, nơi các tù nhân lương tâm đang bị giết để lấy tạng. Sự đồng lõa này đã vi phạm các Điều lệ Tổ chức về Hợp tác Kinh tế và Phát triển dành cho những Tập đoàn đa quốc gia. Các cá nhân là đầu mối liên lạc tại từng quốc gia nơi đặt trụ sợ của các công ty này có trách nhiệm liên lạc để giải quyết việc đồng lõa với tội ác này.”
Bản báo cáo đầy đủ có thể đọc tại đây.
Minh Nhật tổng hợp
Các nhà điều tra Ukraine đang nghiên cứu mảnh vỡ của một tên lửa đạn…
Hôm Chủ nhật (24/11), thủ đô Islamabad của Pakistan đã bị phong tỏa vì lý…
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã cam kết tăng cường lưu lượng…
Theo VKS, bản án quy kết bị cáo Trương Mỹ Lan tham ô 304.000 tỷ…
Theo thống kê, hơn 800.000 người nhập cư Venezuela đã đổ vào Mỹ trong 4…
Theo một báo cáo của Tạp chí Nature đăng vào ngày 8 tháng 11, hành…