Cần làm thế nào để ĐCSTQ chịu trách nhiệm về dịch bệnh?

Từ khi đại dịch virus viêm phổi Vũ Hán bùng phát trên toàn cầu, đến nay đã gây ra hơn 34,4 triệu ca nhiễm và hơn 1,2 triệu người tử vong, chưa nói đến kinh tế toàn cầu đang bị tổn hại nghiêm trọng, nhưng chính quyền Bắc Kinh vẫn luôn che đậy sự thật và trốn tránh trách nhiệm. Mặc dù phải đối mặt với sự chỉ trích từ Tổng thống Trump và số ít nhà lãnh đạo quốc tế, nhưng nhìn chung, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thoát khỏi sự lên án rộng rãi từ cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng thông tin Tổng thống Trump và đệ nhất phu nhân Melania bị nhiễm virus có thể làm thay đổi tình hình này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Đệ nhất phu nhân Melania (Ảnh: Gints Ivuskans / Shutterstock)

Cô Emily de La Bruyere, một nhà nghiên cứu cấp cao chuyên nghiên cứu chính sách của Trung Quốc tại Quỹ Chính trị Dân chủ (FDD), nói với Fox News: “Tin tức về chẩn đoán của Tổng thống và Đệ nhất phu nhân sẽ là một cú sốc chưa từng có, ảnh hưởng của nó sẽ rất lớn và khó lường. Nó sẽ cho thấy rõ hơn rằng chính quyền Bắc Kinh xử lý virus một cách vô trách nhiệm, đã phá vỡ trật tự toàn cầu và trật tự bên trong nước Mỹ.” Thái độ của ông Trump đối với ĐCSTQ sẽ càng cứng rắn hơn. Tháng trước, ông đã phát một đoạn video ghi hình trước tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc để chỉ trích ĐCSTQ, đồng thời thúc giục các nhà lãnh đạo thế giới cùng truy trách nhiệm đối với ĐCSTQ.

Trong bài phát biểu dài 8 phút của mình, ông Trump yêu cầu “Liên Hiệp Quốc phải chịu trách nhiệm về hành động của chính quyền Bắc Kinh.” Ông nói: “Trong những ngày đầu tiên khi dịch virus bùng phát, chính quyền Bắc Kinh đã hạn chế việc đi lại trong nước, nhưng cho phép các chuyến bay rời Trung Quốc ra thế giới. Vì vậy đã lây nhiễm cho toàn thế giới. Chính quyền Bắc Kinh đã hủy các chuyến bay nội địa và phong tỏa công dân ở nhà, nhưng họ lại lên án tôi vì đã ban hành lệnh cấm du lịch đến đất nước của tôi.”

Tổng thống Trump cũng yêu cầu quy trách nhiệm đối với Tổ chức Y tế Thế giới của Liên Hiệp Quốc. Ông nói: “Chính quyền Bắc Kinh và Tổ chức Y tế Thế giới (thực tế do Bắc Kinh kiểm soát), đã tuyên bố sai rằng không có bằng chứng về việc lây truyền vi rút từ người sang người.”

Một số nhà phân tích chính sách còn lên án Liên Hiệp Quốc chưa thể khiến chính quyền Bắc Kinh chịu trách nhiệm về sự phá hoại do virus gây ra.

Dean Cheng, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Quỹ Di sản chỉ ra, mặc dù nhiều quốc gia châu Âu và châu Phi đã tham gia lời kêu gọi của Tổ chức Y tế Thế giới để điều tra sự bùng phát và lây lan của virus, nhưng “ảnh hưởng của ĐCSTQ đã biến điều này thành một cuộc điều tra về các biện pháp đối phó toàn cầu, chứ không phải là điều tra nhắm vào chính quyền Bắc Kinh che giấu dịch và xử lý điều tra một cách sai lầm”.

Cô Bruyer thở dài: “Không quốc gia nào yêu cầu chính quyền Bắc Kinh chịu trách nhiệm. Một số tiếng nói ở Mỹ và châu Âu yêu cầu chính quyền Bắc Kinh phải gánh vác trách nhiệm, nhưng những ngôn luận này đã không được biến thành hành động”. “Bắc Kinh không nhận trách nhiệm, mà lại giống như chính Trung Quốc đã nói, họ nắm bắt cơ hội để phát triển các tiêu chuẩn quốc tế, tăng cường ảnh hưởng của mình đối với các tổ chức quốc tế và đầu tư vào các tài sản đã khấu hao. Không ai đang tiến hành một cuộc điều tra thực sự để tìm ra nguồn gốc của loại virus này rốt cuộc là sản xuất tại Trung Quốc như thế nào, để đảm bảo sự việc tương tự sẽ không xảy ra nữa.”

Một số nghị viên Quốc hội Mỹ, chủ yếu là Đảng Cộng hòa, đang theo lời kêu gọi của Tổng thống thúc giục Trung Quốc hồi đáp.

Đầu năm nay, Thượng nghị sĩ Josh Hawley (R-Mo) đã công bố “Dự luật Công lý cho Nạn nhân virus corona”, sẽ dự luật này sẽ khiến chính phủ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về các vụ kiện dân sự tại các tòa án Mỹ. Dự luật cũng cho phép các tòa án Mỹ phong tỏa tài sản của chính phủ Trung Quốc, thành lập một nhóm công tác để xem xét vai trò của chính phủ trong khi đại dịch tấn công.

Ngoài ra, Dân biểu bang Texas Dan Crenshaw và Dân biểu bang Arkansas Tom Cotton đã đề xuất “Đạo luật về trách nhiệm đối với người Mỹ bị nhiễm bệnh của ĐCSTQ”, trải đường cho sửa đổi “Đạo luật miễn trừ chủ quyền nước ngoài” (FSIA).

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marsha Blackburn thuộc bang Tennessee và Martha McSally thuộc bang Arizona đã đề xuất “Đạo luật Ngăn chặn truyền nhiễm do virus có nguồn gốc Trung Quốc” năm 2020, nhằm cung cấp quyền miễn trừ có chủ quyền trong trường hợp nghi ngờ người nước ngoài, dù cố ý hay vô ý thả vũ khí sinh học xâm lược.

Các chuyên gia pháp lý quốc tế cho rằng, FSIA về bản chất là lấy miễn trừ chủ quyền làm lý do để bảo vệ chính phủ nước ngoài khỏi bị quốc gia khác truy tố với, nhưng điều này sẽ khiến việc truy cứu trách nhiệm pháp lý trực tiếp đối với Bắc Kinh trở nên khó khăn hơn.

Các chuyên gia chính sách đối ngoại cho rằng xoay quanh virus corona, nguồn gốc của nó và các hành động của chính phủ Trung Quốc làm dấy lên nhiều vấn đề mới.

“Cần xem xét lại quyết định của Trung Quốc từ chối công bố dữ liệu thực về dân số của nước mình. Số liệu thống kê về bệnh tật của Trung Quốc cho thấy số ca bệnh ở Trung Quốc chưa bao giờ vượt quá 40.000. Đây là quốc gia có dân số gấp 4 lần Mỹ. Điều này đơn giản là không hợp lý”. Dean Cheng cho biết, “Thực tế là các nhà lãnh đạo chủ chốt bao gồm Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Anh Boris Johnson đã bị nhiễm virus corona, điều này đã thể hiện rõ ra rằng dù là bất cứ người nào đều không cách nào tránh được sự xâm hại của chủng virus này. Chính quyền Trung Quốc cần phải gánh vác trách nhiệm về hậu quả do xử lý dịch bệnh không tốt”.

Luật sư nhân quyền quốc tế người Canada, ông David Matas, người được chỉ định làm đại diện của Canada tại Hội nghị Tòa án hình sự quốc tế do Liên Hiệp Quốc thành lập. Ông nói với Fox News rằng nhiều chuyên gia pháp lý, bao gồm cả ông, đang vận động và xây dựng luật pháp liên quan, mặc dù chưa có văn bản chính thức nào được hình thành ở giai đoạn này.

Ông Matas nói: “Nếu việc phủ nhận sự thật, bịt miệng người cung cấp thông tin và đưa ra những tuyên bố giả dối mà không phải trả giá thì họ sẽ tiếp tục”, “Chính phủ, hệ thống lập pháp và tư pháp cần phải chịu trách nhiệm về sự lây lan của virus. Truy cứu trách nhiệm không chỉ giới hạn ở Trung Quốc, nhưng trước hết phải là Trung Quốc. Vì sự nổi tiếng của Tổng thống Trump, việc ông được chẩn đoán dương tính sẽ khiến cho việc truy cứu trách nhiệm trở thành hiện thực.”

Ông cũng nhấn mạnh, về luật, việc truy tố không nên có tính chọn lọc. Ông nói: “Nếu việc truy tố có chọn lọc, thì việc truy tố có thể gặp phải phá hoại. Khi liên quan đến phủ nhận sự thật, bịt miệng những người cung cấp thông tin và đưa ra những tuyên bố sai giả dối, Trung Quốc (ĐCSTQ) là kẻ tồi tệ nhất và là kẻ đầu tiên bị nhắm tới, nhưng Trung Quốc (ĐCSTQ) không phải là thủ phạm duy nhất.”

ĐCSTQ kiên quyết từ chối tuyên bố rằng họ phải chịu trách nhiệm về đại dịch. Không lâu sau khi ông Trump có bài phát biểu khiến người khác cổ vũ tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, thì ông Tập Cận Bình bắt đầu chủ trương “hợp tác quốc tế” để chống lại virus.

Ông Tập Cận Bình nói: “Các nước lớn nên hành động như các nước lớn”, “Mọi người nên chung tay và chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với nhiều thách thức toàn cầu hơn nữa”.

Một số luật sư Trung Quốc cũng đổ lỗi nguồn gốc bệnh cho Mỹ, đệ đơn kiện các cơ quan chính phủ Mỹ, bao gồm Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh và Bộ Quốc phòng, truy cứu trách nhiệm vì các cơ quan này “che giấu đại dịch” cho Washington, làm tổn hại đến các công ty và cá nhân Trung Quốc, và thông qua các tên gọi như “virus Trung Quốc” (China virus) làm tổn hại đến danh tiếng của họ.

Tuy nhiên, đằng sau tất cả những lập trường chính trị và những tranh cãi về pháp lý, thì chính hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp của căn bệnh này đã tàn phá sức khỏe và tính mạng của nhiều người.

Ngay cả khi một người đã chết, một người chết do virus corona hoặc bệnh tật do virus corona gây ra, sẽ tước đoạt sự tôn nghiêm biểu đạt tiếc thương của mọi người xung quanh, và sự tôn nghiêm này rất quan trọng.

Một số nhà phân tích tin rằng thông tin Tổng thống xét nghiệm dương tính với virus sẽ thúc đẩy truy cứu trách nhiệm thực sự đối với thảm họa sức khỏe cộng đồng này. Bao gồm truy cứu trách nhiệm địa điểm, phương thức lây truyền và nguyên nhân lây truyền của virus. “Mỹ nên tiếp tục dẫn dắt cộng đồng quốc tế gây áp lực lên Bắc Kinh để yêu cầu họ giải thích toàn diện những gì đã xảy ra và nguyên nhân sự việc”. “Điều này không chỉ để buộc họ (chính quyền Bắc Kinh) phải chịu trách nhiệm về sự kiện này, mà còn là để tránh những sự kiện tương tự trong tương lai.”

Đào Tử Phong

Xem thêm:

Đào Tử Phong

Published by
Đào Tử Phong

Recent Posts

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ di sản văn hóa các dân tộc thiểu số

Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…

48 phút ago

Kinh tế tuần 18-22.11: Vàng tăng phi mã, tỷ giá kịch trần

Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…

2 giờ ago

Trung Quốc tăng gấp ba lần lượng uranium nhập khẩu từ Nga

Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…

3 giờ ago

Luật sư nhân quyền TQ kể chuyện bị tra tấn bức hại vì ủng hộ Pháp Luân Công

Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…

3 giờ ago

Cựu tổng thống Nga Medvedev chỉ ra cách chấm dứt xung đột ở Ukraine

Ông Medvedev tuyên bố cuộc xung đột giữa Moskva và Kiev có thể nhanh chóng…

3 giờ ago

Cố gắng thay đổi điều bất khả…

Mình bỗng nhận ra rằng không cần phải làm thuyết khách thuyết phục bất cứ…

4 giờ ago