Hồi ức cuộc đào thoát khỏi Đông Berlin trong mắt một đứa trẻ 8 tuổi

Hộ chiếu giả, thuốc ngủ, hàng loạt người bỏ trốn, mọi thứ đều ly kỳ như một bộ phim chiến tranh gián điệp. Tuy nhiên cảnh tượng này là cuộc sống thực ở Đông Berlin vào những năm 1960. Đào thoát và ở lại, số phận thay đổi chỉ nằm ở suy nghĩ; sự sống và cái chết, âm dương cách trở chỉ nằm ở đường giới tuyến. Trước lựa chọn quan trọng của cuộc đời, những người dũng cảm dám mạo hiểm cuộc sống để đi tìm tự do.

Jochen Wolter, cựu quan chức báo chí của Tổng lãnh sự quán Đức tại New York, trước khi nghỉ hưu ông làm việc tại Văn phòng Báo chí Liên bang Đức (Hình: Epoch Times).

Jochen Wolter, 66 tuổi, vừa bước vào tuổi nghỉ hưu. Ông từng là quan chức của Văn phòng Báo chí Liên bang Đức, phụ trách hoạt động thông tin về năng lượng, phát triển và phát triển bền vững. Từ năm 2009 đến 2014, ông là quan chức báo chí của Tổng lãnh sự quán Đức tại New York. Vào những năm 1990, ông cũng làm việc tại Trung tâm Báo chí Đức ở New York.

Nhưng bây giờ chúng ta không nghe ông kể về kinh nghiệm làm việc phong phú, mà nghe ông kể về thời thơ ấu. Vào ngày 13/8/1961, Bức tường Berlin đã được dựng lên chia đôi nước Đức theo hai phe của thế giới. Năm đó Wolter sống ở Đông Berlin chỉ mới 8 tuổi, vẫn chưa hiểu chuyện gì đã xảy ra. Cho đến chuyến đi bất thường vào một đêm của Tháng 11… Chúng ta hãy tĩnh tâm cảm nhận câu chuyện ông kể.

Phóng viên: Tuổi thơ của Ngài ở Đông Berlin và Đông Đức như thế nào?

Wolter: Tôi sinh năm 1953, khi Bức tường Berlin được xây dựng thì tôi chỉ mới 8 tuổi. Là một đứa trẻ khi chưa đi học, cuộc sống thường ngày có thể không khác nhiều so với phần còn lại của nước Đức. Chúng tôi có một ngôi nhà mùa hè tuyệt đẹp trên một hồ nước ở ngoại ô Đông Berlin, chúng tôi luôn đến đó vào mùa hè và cuối tuần.

Tuổi thơ của tôi đã thay đổi sau khi tôi bắt đầu đi học. Mỗi sáng thứ Hai là phải nghe rao giảng về lòng trung thành trong khuôn viên trường, đó là dấu hiệu rõ ràng đầu tiên cho thấy học sinh tiểu học nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước. Được yêu cầu hăng hái tham gia tổ chức cộng sản “Đội Thiếu niên tiền phong” (Junge Pioniere), là một phương thức khác trong kiểm soát ý thức hệ. Lúc đó, bố mẹ tôi không cho tôi tham gia, còn tôi phản đối họ trong chuyện này. Đối với tôi, có vẻ thú vị hơn khi được giống như bạn bè của tôi.

Phóng viên: Thời điểm đó cha mẹ Ngài làm công việc gì? Có gặp rắc rối khi không chịu gia nhập Đảng Cộng sản Đông Đức?

Wolter: Cha tôi là bác sĩ hàng đầu của một bệnh viện nhà nước, mẹ tôi là một y tá được đào tạo bài bản, bà cũng có trách nhiệm chăm sóc gia đình 6 người chúng tôi, bao gồm 2 chị gái và em trai sinh đôi của tôi. Cha tôi thường được đề nghị gia nhập Đảng Cộng sản, nhưng ông không bao giờ tham gia, vì trước khi Bức tường Berlin được xây dựng thì vẫn luôn đầy cơ hội có thể chạy khỏi Đông Đức. Nhưng sau khi Bức tường Berlin được xây dựng thì chúng tôi cảm thấy bị áp lực chưa từng thấy.

Cha tôi sở dĩ có thể giữ được địa vị chỉ vì họ thực sự cần ông. Nhưng ông phải rất cẩn thận về những gì đang làm, bởi vì có tai mắt ở khắp mọi nơi, họ đang chờ đợi ông nói một từ sai hoặc đưa ra nhận xét không phù hợp để có cớ sa thải ông. Cha tôi nhận ra rằng địa vị bác sĩ của ông không phải luôn được đảm bảo ổn định.

Phóng viên: Cha mẹ Ngài hy vọng phương Tây được tự do như thế nào? Điều gì khiến họ bận tâm nhất: không có tự do thờ cúng, tự do ngôn luận, tự do bầu cử, tự do quyết định công việc, hoặc thiếu nhu yếu phẩm hàng ngày?

Wolter: Ngoài các quyền tự do mà bạn đã đề cập, điều đáng lo ngại nhất đối với họ là vấn đề giáo dục. Rốt cuộc, có 4 đứa trẻ đang đi học, nếu ở lại Đông Đức thì khả năng trong tương lai được vào đại học và được giáo dục tốt là gần như bằng không.

Bởi vì tư tưởng chủ nghĩa cộng sản thay đổi hoàn toàn hoặc có thể nói là hủy hoại hình thái xã hội từ căn bản. Chính quyền đã biến giáo dục đại học thành một thứ đặc quyền, khiến chuyện vào đại học của tầng lớp công nhân trở thành một dạng đãi ngộ đặc biệt. Như vậy sẽ tạo ra những công dân ngoan ngoãn, họ sẽ mang ơn vì được đãi ngộ đặc biệt và sẽ không muốn chỉ trích hoặc phản đối chế độ.

Trước khi Bức tường Berlin được dựng lên, dù vẫn thật khó thấy được tính đa dạng của tự do và lựa chọn, nhưng vẫn luôn có cơ hội để thực hiện, chị tôi thậm chí đã đi đến trường học ở Tây Berlin. Nhưng mọi thứ đều thay đổi sau khi Bức tường Berlin được xây dựng. Vì bố mẹ tôi không muốn từ bỏ bất kỳ quyền tự do nào nên quyết định bất chấp tất cả để rời khỏi Đông Đức.

Phóng viên: Ngài có còn nhớ chuyện được nghe cha mẹ của Ngài kể về dự định trốn khỏi Đông Berlin không?

Wolter: Không, trước mặt con cái họ không bao giờ đề cập chuyện này. Nhưng chúng tôi chú ý thấy tâm trạng của họ đã thay đổi rất nhiều kể từ ngày 13/8/1961 khi chúng tôi rơi vào cảnh hoàn toàn bị ngăn cách với biên giới Tây Berlin và Tây Đức.

Tháng 9/1961, cha mẹ tôi đã nhanh chóng thu xếp một kỳ nghỉ cho gia đình ở Thüringen. Sau đó chúng tôi mới biết họ muốn quan sát “biên giới xanh” (Grüne Grenze), đó là khu rừng rậm rạp giáp với Tây Đức, nếu chúng tôi tìm thấy một lỗ hổng trong hàng rào mà không ai canh chừng thì chúng tôi có thể băng qua. Nhưng khi đó việc kiểm soát biên giới rất nghiêm ngặt với những người bảo vệ có vũ trang và những chú chó cảnh sát được huấn luyện tốt, điều này khiến những rủi ro trở nên quá lớn. Đây rõ ràng không phải là một lựa chọn khả thi.

Phóng viên: Trẻ em rất khó giữ bí mật, cha mẹ Ngài che giấu các con kế hoạch trốn thoát phải chăng vì sợ bị lộ?

Wolter: Có lẽ vậy, họ thực sự làm rất hay. Cho đến tận ngày cuối cùng mà tôi và em trai vẫn không biết gì. Các chị có thể biết nhiều hơn chút, nhưng điều chắc chắn là họ đã được căn dặn phải giấu kín. Nói chung, người Đông Đức đã quen với việc thận trọng và im lặng, vì mọi người không bao giờ biết ai đang nghe lén.

Phóng viên: Mong Ngài chia sẻ về tổ chức giúp Ngài trốn thoát và những người dũng cảm đó, làm cách nào mọi người vượt qua được Bức tường Berlin?

Wolter: Giúp chúng tôi trốn thoát là một mục sư Tin lành ở Tây Đức. Ông ấy đã liên lạc với một tổ chức sinh viên Thụy Sĩ, họ đã lên chiến lược và kế hoạch cụ thể để giúp chúng tôi thoát khỏi Đông Đức. Thành viên của tổ chức này vào vai du khách đến đến thăm Đông Berlin, đã liên lạc với cha mẹ tôi.

Kế hoạch của họ là cho chúng tôi mang hộ chiếu Thụy Sĩ giả, đi đến Tây Berlin với tư cách là một “du khách trở về” từ Đông Berlin. Gia đình chúng tôi được chia thành ba nhóm để đi vào các trạm kiểm soát khác nhau. Mẹ tôi đồng ý với điều kiện bà phải đi cùng 2 con song sinh 8 tuổi. Do đó kế hoạch có một số thay đổi nhỏ.

Để giảm tối đa rủi ro, chúng tôi không chia sẻ kế hoạch bỏ trốn này cho bạn bè ở Đông Berlin, chỉ có một ngoại lệ là một người bạn rất đáng tin cậy. Cậu ấy đưa chú chó Mira của chúng tôi đến một bãi đậu xe trên đường quá cảnh giữa Tây Berlin và Tây Đức, sau đó giao lại Mira cho người bạn Tây Berlin “vừa may” đang ở đó.

Phóng viên: Trải nghiệm chạy trốn của Ngài cùng người thân gia đình không khác gì bộ phim kinh dị. Hãy cho chúng tôi biết ngày chạy trốn là ngày nào? Chuyện gì đã xảy ra ngày hôm đó?

Wolter: Ngày chạy trốn là ngày 11/11/1961, một ngày thứ Bảy có mưa rơi. Cha mẹ cho phép tôi và em trai tôi xem truyền hình đến tận đêm khuya, đây là điều bất thường đối với chúng tôi. Chúng tôi được thông báo rằng cả gia đình chuẩn bị đến thăm một người chú ở Tây Berlin, trong nhà ông ấy có một mô hình đường sắt lớn.

Bước tiếp theo là thay quần áo. Mẹ tôi mặc quần áo khác với quần áo thông thường, bộ quần áo này chỉ mang nhãn hiệu thuộc công ty phương Tây. Đây là một biện pháp phòng ngừa để đối phó với tình huống tại các trạm kiểm soát phải cởi quần áo cho khám xét, vì du khách Thụy Sĩ sẽ không bao giờ mặc quần áo có nhãn Đông Đức.

Vào buổi tối, 6 người gia đình chúng tôi ngồi chiếc xe gia đình Wartburg đến thành phố và đậu ở một nơi gần nhà hát. Trong đêm tối, chúng tôi thấy người Thụy Sĩ đã giúp chúng tôi trốn thoát. Mẹ tôi đưa tôi và em trai đến một chiếc xe mang biển số Thụy Sĩ, tài xế là một người xa lạ.

Nhiệm vụ tiếp theo là uống thuốc ngủ, khiến tôi và em trai buồn ngủ. Mỗi người chúng tôi đều được cung cấp một cái tên Thụy Sĩ, đề phòng trường hợp có ai đó tại trạm kiểm soát biên giới hỏi tên chúng tôi. Khi đó chúng tôi nhận ra rằng đang xảy ra một số vấn đề rất kỳ lạ.

Uống thuốc ngủ không ảnh hưởng gì đến tôi, vì vậy tôi nhớ tất cả các chi tiết của hành trình: xe hơi chạy đường dài xếp hàng ở trạm kiểm soát, mẹ tôi và người tài xế ngồi ghế trước trò chuyện như những người bạn thân. Lính biên phòng là một phụ nữ dáng to béo, giọng nói đặc chất Anglo-Saxon. Cách cư xử của bà ấy cực kỳ không thân thiện, có lẽ muốn chứng minh bản thân khi làm việc có thể cứng rắn như nam giới. Bà ấy tập trung vào việc kiểm tra người lớn, không chú ý nhiều đến trẻ con như tôi và em trai ngồi ghế sau.

Phóng viên: Khi cả gia đình đoàn tụ ở Tây Berlin, chắc hẳn rất thú vị. Ngài có thể diễn tả lại khi đó?

Wolter: Điểm gặp gỡ là một quán cà phê đêm khuya ở Tây Berlin. Chúng tôi đến đó trước, lúc đó đã nửa đêm. Tôi nhớ rằng tôi và em trai đã rất mệt mỏi, luôn hỏi mẹ rằng khi nào thì mọi người đoàn tụ. Bà trả lời chúng tôi nhiều lần một cách kiên nhẫn, đảm bảo với chúng tôi rằng cha và chị gái của chúng tôi sẽ xuất hiện bất cứ lúc nào. Sự điềm tĩnh và kiềm chế của bà ấy khi đó khiến tôi cảm thấy rất ngưỡng mộ.

Thời khắc mọi người đoàn tụ, ai nấy rơi nước mắt, không ngừng ôm nhau đầy cảm kích. Nhưng đêm đó vẫn chưa kết thúc. Tiếp theo, chúng tôi đã đi bấm chuông cửa nhà một người bạn, họ hoàn toàn không biết chúng tôi sẽ đến. Nhưng người dân Tây Berlin khi đó vẫn luôn sẵn sàng chuẩn bị, bởi vì những người ở phía bên kia Bức tường Berlin có thể bất ngờ ghé thăm. Đêm đó, chúng tôi được mở cửa chào đón, những chiếc giường ấm áp và sự chăm sóc tận tình. Ngày hôm sau (Chủ Nhật), chúng tôi đã đến ki-ốt và mua thứ đầu tiên: 6 cái bàn chải đánh răng!

Phóng viên: Chính phủ Tây Berlin hoặc các tổ chức khác có giúp gia đình Ngài định cư ở phía Tây không?

Wolter: Dĩ nhiên, chúng tôi thực sự bỏ lại mọi thứ ở Đông Berlin, chúng tôi cần một cuộc sống mới. Trong trại chào mừng đăng ký tị nạn, chúng tôi đã nhận được một số quần áo cơ bản, cũng được một số tiền. Chúng tôi không cần nhiều, vì chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ bạn bè thân thiết.

Phóng viên: Nhìn lại toàn bộ hành trình chạy trốn đầy mạo hiểm, nếu cha mẹ Ngài bị bắt, họ có thể phải ngồi tù, cha mẹ Ngài đã bao giờ nghĩ về hậu quả này chưa?

Wolter: Có thể họ đã nghĩ đến. Dù vậy, họ vẫn quyết định chấp nhận rủi ro. Sau đó cha mẹ tôi thừa nhận, nếu không có các con thì họ có thể không chấp nhận rủi ro. Nhưng vì tương lai của chúng tôi, họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro.

Phóng viên: Họ hạnh phúc như thế nào khi sống trong một thế giới tự do?

Wolter: Họ không bao giờ hối tiếc về quyết định của họ. Điều quan trọng nhất đối với họ là được sống tự do, bày tỏ ý kiến ​​của mình, thoát khỏi nỗi sợ áp bức, và thực sự trở thành một phần của nền dân chủ. Không có chỗ cho sự thỏa hiệp.

Phóng viên: Kinh nghiệm này trong chế độ cộng sản ở Đông Đức có ảnh hưởng đến mọi người không?

Wolter: Tôi khá chắc chắn rằng điều này ảnh hưởng đến cha mẹ tôi, cũng ảnh hưởng đến tôi. Tôi không thể nói thay các chị và em tôi, nhưng theo kinh nghiệm của chúng tôi, tất cả đều trở nên rất nhạy cảm đối với khủng bố và áp bức của chủ nghĩa cộng sản, bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu. Một số người khoan dung ​​cho rằng “không phải tất cả mọi thứ đều tệ hại”, quan điểm này đã làm phai nhạt tội ác, thậm chí bỏ quên sự tàn ác của chế độ cộng sản và các nạn nhân do nó gây ra.

Phóng viên: Tôi biết rằng Ngài đã kể cho nhiều tổ chức nghe về trải nghiệm trốn thoát này của gia đình Ngài, và đôi khi Ngài cũng bị chất vấn, Ngài có thể diễn tả về cảm giác này không?

Wolter: Điều này thực sự phụ thuộc vào người trò chuyện như thế nào. Nếu là người ủng hộ Đảng do Đảng Cộng sản Đông Đức cũ phát triển, bạn sẽ nghe sự biện hộ cho những gì xảy ra. Chẳng hạn, Đông Đức phải bảo vệ xã hội và biên giới để không bị xâm hại của “lực lượng đế quốc và kẻ xâm lược”. Họ cho rằng các hoạt động của STASI (cảnh sát bí mật Đông Đức gây khủng bố và thù hận) là cần thiết để chống lại kẻ thù nội bộ.

Ở phía Tây và phía Nam nước Đức, những người chưa từng đến Đông Đức đôi khi thiếu khả năng để nhận rõ thực tế chủ nghĩa cộng sản. Họ thường im lặng lắng nghe, cũng không bác bỏ những gì họ nghe được.

Những người tuổi còn khá trẻ đôi khi cố chấp về mặt chính trị, không muốn nghe những sự thật không phù hợp với thế giới quan cánh tả của họ. Có lần một số sinh viên trẻ ở Vermont nước Mỹ đã đến một trường học hè ở Đức, nhưng những sự thật không thể nghi ngờ mà tôi đã giới thiệu cho họ nghe thì dường như họ không thể tin được.

Phóng viên: Theo Ngài thì chúng ta nên làm thế nào để giúp sinh viên và những người trẻ tuổi nhận ra sự thật này?

Wolter: Tài liệu lưu trữ về tội ác toàn trị và hồ sơ về cuộc sống của người dân trong thời đại đó phải được công khai. Điều quan trọng là trình bày những sự thật lịch sử này cho thế hệ trẻ một cách khách quan, bình tĩnh và công bằng.

Tôi nghĩ rằng nước Đức đang làm tốt công việc giới thiệu cho công chúng (bao gồm cả những người trẻ tuổi) về tội ác của chế độ Đức quốc xã và trải nghiệm của các nạn nhân. Giữ những ký ức này là rất quan trọng, sự thật lịch sử chính xác có thể giúp mọi người nhận thức rõ, cảnh giác trước hiểm họa để không lặp lại chế độ độc ác và vô nhân đạo.

Phóng viên: Là một nhà ngoại giao mới nghỉ hưu, lại có một trải nghiệm đặc biệt như vậy, khi nhìn vào thế giới vào năm 2019, điều gì làm Ngài lo lắng nhất?

Wolter: Đảng Cộng sản muốn kiểm soát hành vi, suy nghĩ và diễn ngôn của mọi người, họ muốn quyết định tiêu chuẩn thứ gì là tốt hay xấu hoặc là đúng hay sai. Bất cứ ai không hành động theo ý muốn của họ sẽ phải chịu hậu quả chí mạng.

Tôi cảm nhận rằng, dù trong trò chuyện công khai hay riêng tư, dường như khả năng nhẫn nhịn trước ý kiến khác biệt của mọi người đang ngày càng suy giảm. Các chủ đề như nhập cư, biến đổi khí hậu hoặc phân biệt chủng tộc là những ví dụ. Chúng tôi đã thấy những tín hiệu không thể chấp nhận và nguy hiểm trong các tổ chức giáo dục ở Mỹ và ngày càng nhiều tổ chức ở châu Âu.

Ví dụ, các nhóm sinh viên cấp tiến phản đối gay gắt người diễn giảng, họ có thể tranh luận về chủ đề diễn giảng. Cách không khoan dung của những người phản đối là rất tệ, nhưng gay go hơn là đại học đã nuông chiều kiểu phản đối này, thậm chí khuyên người diễn giảng phải chịu chỉ trích.

Thứ quyền chi phối bao trùm hoạt động diễn giảng này có thể là bước đầu tiên trong việc làm suy yếu nền dân chủ và thiết lập chế độ độc tài. Các tổ chức giáo dục nên là nơi để thảo luận và đối thoại, là nơi để học hỏi và rèn luyện tư duy phản biện, không nên là nơi làm người ta phải bỏ chạy khi đối mặt với tranh luận.

Theo Epoch Times

 Xem thêm:

Epoch Times

Published by
Epoch Times

Recent Posts

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

13 phút ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

1 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

2 giờ ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

2 giờ ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

2 giờ ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

3 giờ ago