Thế Giới

Chuyến thăm 3 nước châu Âu của Tập Cận Bình không mang lại kết quả nào

Vào tháng Năm năm nay, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã đến thăm 3 nước châu Âu: Pháp, Serbia và Hungary, đây được cho là lần đầu tiên sau đại dịch hay lần đầu tiên sau 5 năm. Chuyến công du lần này của ông Tập có thành công?

Thủ tướng Hungary Viktor Orban tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Budapest hôm thứ Năm (9/5). (Ảnh chụp màn hình X)

Tại Pháp, ông Tập Cận Bình bác bỏ sự ủng hộ của ĐCSTQ đối với việc ông Putin xâm lược Ukraine. Ông nói: “Trung Quốc không phải là người tạo ra cuộc khủng hoảng (Ukraine), cũng không phải là bên đương sự hay bên bên tham gia, nhưng đã và đang đóng một vai trò tích cực để đạt được hòa bình.”

Thực ra, đây là những lời nói cũ và dối trá mà Tập Cận Bình và ĐCSTQ đã lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhưng đây chính xác là mối quan tâm lớn nhất của Pháp và châu Âu. ĐCSTQ ủng hộ và hỗ trợ Nga xâm chiếm Ukraine, các bên đều có bằng chứng thuyết phục, điều này không chỉ gây tổn hại trực tiếp cho Ukraine mà còn gián tiếp gây tổn hại cho Liên minh Châu Âu. Lý do rất đơn giản là Nga đang phát động cuộc chiến tranh xâm lược một cách trắng trợn, hiện là mối đe dọa và kẻ thù lớn nhất của châu Âu.

Pháp và EU không hài lòng với tình trạng dư thừa sản lượng, lạm dụng trợ cấp, bán phá giá với giá thấp của Trung Quốc, đặc biệt là sự phổ biến của xe điện, không chỉ làm suy yếu trật tự kinh tế thế giới mà còn gây tổn hại đến các lợi ích cơ bản của EU. ĐCSTQ đã sử dụng các phương pháp cạnh tranh không lành mạnh để ép buộc thị phần ô tô và hàng hóa EU. Ông Tập Cận Bình cũng phủ nhận điều này.

Rõ ràng, ông Tập không hề nhượng bộ về 2 vấn đề lớn này trong chuyến thăm Pháp, và những điểm vướng mắc giữa hai bên không được giải quyết. Về những gì Tập và Macron đã hứa trong cuộc hội đàm quy mô nhỏ ở vùng nông thôn miền nam nước Pháp, thế giới bên ngoài vẫn chưa biết. Nhưng với danh tiếng (tiếng xấu) của ĐCSTQ, dù có hứa hẹn thì cũng có thể sẽ không được thực hiện. Sự nhượng bộ duy nhất của ông Tập đối với Pháp là đình chỉ các hạn chế nhập khẩu đối với rượu mạnh của Pháp, ban đầu đây là hành động trả đũa cuộc điều tra chống bán phá giá của EU đối với xe điện của Trung Quốc, dẫn đến việc ông Tập có thể sẽ áp dụng mức thuế cao hơn. Sự nhượng bộ của Tập Cận Bình đồng nghĩa với việc ĐCSTQ tạm dừng trả đũa. Nhưng bản thân sự trả đũa này này không có logic và lý trí.

Trên thực tế, mục đích thực sự chuyến thăm Pháp của ông Tập không phải là những vấn đề nêu trên, mà là nhằm tạo ra sự chia rẽ quan hệ giữa Mỹ – Pháp và Mỹ – Châu Âu. ĐCSTQ cho rằng Pháp có lập trường ngoại giao tương đối độc lập và không theo Mỹ, nên bắt đầu ra tay từ Pháp, để có thể chia rẽ phương Tây. Chưa nói đến tính toán của Tập Cận Bình là quá ngây thơ và mơ tưởng, mà chỉ nói đến thói quen ngoại giao của ông Tập, thì là chính bản thân đã triệt tiêu kế hoạch của chính mình.

Sau khi kết thúc chuyến đi Pháp, ông Tập Cận Bình tới thăm Serbia và Hungary với mục đích chia rẽ châu Âu, đóng vào một cái chêm để chia rẽ mối quan hệ của hai nước này với EU. Cho rằng Pháp, giống như Đức, là trung tâm của châu Âu và được gọi là “trục Pháp-Đức”, động thái của ông Tập Cận Bình tương đương với việc tạo ra sự chia rẽ giữa Serbia, Hungary và Pháp. Từ góc độ của Paris, ý định của ông Tập rất rõ ràng: Kéo Pháp chống lại Mỹ, đồng thời lôi kéo hai nước nhỏ Serbia và Hungary chống lại Pháp.

Tại Serbia, Tổng thống Aleksandar Vucic đã công khai hô khẩu hiệu: “Đúng, Đài Loan thuộc về Trung Quốc!”, hô ứng với lập trường của ông Tập Cận Bình và ĐCSTQ không công nhận nền độc lập của Kosovo và thiết lập ngoại giao với Kosovo. Tuy nhiên, hầu hết các nước ở châu Âu, trong đó có Hungary, công nhận Kosovo là một quốc gia độc lập và thiết lập quan hệ ngoại giao với nước này. Đây là trở ngại lớn cho mong muốn gia nhập EU của Serbia, khiến nước này chậm trễ trong việc gia nhập. Việc ông Tập ủng hộ lập trường chính thức của Serbia chẳng khác nào đi ngược lại Pháp và toàn bộ EU. Hầu hết các nước châu Âu cũng phản đối mối đe dọa của ĐCSTQ đối với Đài Loan.

Không có gì ngạc nhiên khi ông Vucic nói: “Sự yêu mến và tôn trọng mà ông ấy (Tập Cận Bình) nhận được ở đây (Serbia) là không thể tìm được ở nơi khác.” Ẩn ý là: Ông Tập Cận Bình không nhận được sự tôn trọng và yêu mến ở các nước khác (trên thực tế, các cuộc thăm dò đa quốc gia cho thấy Tập Cận Bình nhìn chung không được ưa thích); kỳ thực, ngay cả ở Serbia, sự “tôn trọng và yêu mến” này là giả tạo: Đảng đối lập nước này tiết lộ rằng ông Vucic đã ra lệnh cho công nhân từ các doanh nghiệp nhà nước chào đón Tập Cận Bình, một cảnh chào mừng được tạo ra một cách giả tạo.

Ở Hungary, ông Tập Cận Bình và Thủ tướng Viktor Orban dường như đã tìm thấy điểm chung: Thân Nga. Hungary là nước duy nhất trong số 27 nước EU phản đối lệnh trừng phạt Nga và từ chối viện trợ quân sự cho Ukraine. Nhưng điểm khác biệt giữa Hungary và lập trường của ĐCSTQ là Hungary có điểm dừng, đó là lên án việc Nga xâm lược Ukraine.

Hungary là quốc gia châu Âu duy nhất duy trì hợp tác với ĐCSTQ trong Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường. Trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình, ông đã ký 16 thỏa thuận với Chính phủ Hungary. Điểm nổi bật lớn nhất là việc thành lập một nhà máy sản xuất xe điện của Trung Quốc tại nước này. Điều này sẽ cho phép Trung Quốc giảm đáng kể chi phí vận chuyển và tiếp tục bán xe điện giá rẻ của Trung Quốc vào châu Âu. Đây chính xác là nỗi lo lắng và phản đối lớn nhất của Pháp và EU.

Trong cuộc hội đàm ở Paris, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu von der Leyen đã nói trực tiếp với ông Tập Cận Bình: “Thị trường của chúng tôi tràn ngập ô tô điện Trung Quốc được trợ cấp. Chúng tôi phải giải quyết vấn đề này. Chúng tôi phải công khai bảo vệ ngành công nghiệp của mình.” Ông Tập Cận Bình công nhiên thành lập nhà máy ở Hungary, là đi ngược chiều, không những không giải quyết được vấn đề mà còn làm trầm trọng thêm xung đột kinh tế với Pháp và EU.

Trong suốt chuyến công du châu Âu của ông Tập Cận Bình, lần đầu tiên ông đến thăm Pháp với ý định lôi kéo Pháp và EU chống lại Mỹ; sau đó ông đến thăm Serbia và Hungary với ý định lôi kéo hai nước này chống lại Pháp, Đức và EU. Việc này cũng lộ rõ âm mưu 2 lần chia rẽ. Ở góc độ chuyên môn trong ngoại giao, hành động trước và sau triệt tiêu nhau, nên thực ra kết quả ngoại giao sẽ gần như bằng không.

Trần Phá Không
(Bài viết được đăng trên RFA, thể hiện lập trường và quan điểm của cá nhân tác giả.)

Trần Phá Không

Published by
Trần Phá Không

Recent Posts

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

18 phút ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

1 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

1 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

2 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

2 giờ ago

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

2 giờ ago