Theo tờ Sankei Shimbun của Nhật Bản, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình dù đã trì hoãn chuyến thăm Nhật Bản hơn một năm kể từ khi ông Tập đến Osaka tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và được Thủ tướng Nhật Bản lúc bấy giờ là Shinzo Abe mời thăm, nhưng năm nay vẫn không thể có chuyến thăm cấp nhà nước tới Nhật Bản.
Một lý do là hai nước vẫn đang đối phó với dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, nhưng cũng liên quan đến vấn đề ĐCSTQ trong giải quyết các vấn đề như Hồng Kông và Tân Cương. Thông tin dẫn lời các quan chức Nhật Bản chỉ ra rằng năm tới là “kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Nhật Bản”, nhưng việc ông Tập có thể đến thăm Nhật Bản hay không là phụ thuộc vào biểu hiện của ĐCSTQ.
Theo thông tin, ngoài nguyên nhân không biết khi nào sẽ qua khỏi kiếp nạn dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, một vấn đề quan trọng khác là biểu hiện của ĐCSTQ đã cản trở chuyến thăm Nhật Bản của ông Tập Cận Bình. Kể từ năm ngoái đến nay, ĐCSTQ thường xuyên cho tàu tuần duyên hải lượn lờ quanh quần đảo Điếu Ngư và xua đuổi các tàu đánh cá của Nhật Bản, thậm chí đã sửa đổi “Luật Cảnh sát Hàng hải” cho phép sử dụng vũ lực trong các cuộc xung đột với tàu nước ngoài, những hành động như vậy làm tình hình ở Biển Hoa Đông trở nên căng thẳng hơn.
Thông tin cũng chỉ ra vấn đề nghiêm trọng hơn nữa là thực trạng đàn áp nhân quyền của ĐCSTQ, đặc biệt là khi chính quyền Bắc Kinh thực hiện phiên bản Hồng Kông của Luật An ninh Quốc gia để bắt giữ các nhà dân chủ Hồng Kông, đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương cũng ngày càng trầm trọng khiến cộng đồng quốc tế không thể làm ngơ.
Tờ Sankei Shimbun cho hay, tình trạng như vậy mà Nhật Bản mời ông Tập Cận Bình đến thăm với tư cách là quốc khách thì không khác gì phát đi thông điệp cho cộng đồng quốc tế rằng “Nhật Bản tán đồng với hành động của ĐCSTQ”.
Còn một lý do quan trọng khác là nếu ông Tập được sắp xếp thăm Nhật Bản với tư cách là quốc khách, ông ấy nên gặp Nhật hoàng Naruhito của Nhật Bản, nhưng chỉ có thể bố trí như vậy trong bầu không khí được người dân Nhật Bản hoan nghênh. Tuy nhiên trong một khảo sát vào tháng Hai cho thấy, 77,3% người dân Nhật Bản “không thiện cảm với ĐCSTQ”.
Nguồn tin dẫn lời một quan chức cấp cao Nhật Bản cho biết, năm nay không thể mời ông Tập Cận Bình thăm Nhật Bản trong tư cách quốc khách, nhưng liệu có chuyến thăm vào năm sau dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Nhật Bản hay không thì còn phụ thuộc vào biểu hiện của ĐCSTQ.
Kể từ khi ông Tập lên nắm quyền vào năm 2012 đến nay chưa từng có chuyến thăm cấp nhà nước nào tới Nhật Bản. Vào tháng 6/2019 khi ông Tập đến Osaka Nhật Bản để tham dự hội nghị thượng đỉnh G20, đã được Thủ tướng Nhật Bản lúc bấy giờ là Shinzo Abe mời thăm Nhật Bản với tư cách cấp nhà nước, vốn dĩ hai bên xác định thời điểm “khi hoa anh đào đang nở rộ”, nhưng do tranh chấp chủ quyền đảo Điếu Ngư cộng thêm vấn đề Bắc Kinh trấn áp phong trào chống Dự luật Dẫn độ ở Hồng Kông và dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát, đã khiến ông Tập Cận Bình nhiều lần phải trì hoãn chuyến thăm. Tuy nhiên, thông tin lúc đó chỉ ra quan điểm từ phía Nhật Bản, nếu ĐCSTQ thông qua Luật An ninh quốc gia tại Hồng Kông, có thể ảnh hưởng đến chuyến thăm Nhật Bản của ông Tập Cận Bình.
Thiên Long, Vision Times
Xem thêm:
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.