Theo một cuộc khảo sát ý kiến công chúng gần đây, mặc dù các nhà lãnh đạo của Đảng Dân chủ Hoa Kỳ đã chỉ trích gay gắt quy định mới yêu cầu cử tri chỉ có thể bỏ phiếu nếu họ cung cấp giấy tờ tùy thân có ảnh, nhưng quy định này vẫn nhận được sự hoan nghênh của đa số người dân.
Theo một cuộc thăm dò gần đây của hãng tin Associated Press (AP), 72% người được hỏi ủng hộ việc xuất trình giấy tờ tùy thân có ảnh để được tiến hành bỏ phiếu.
Ngay cả khi thuộc các đảng phái khác nhau, đa số cử tri của hai đảng đều có cùng quan điểm, với 91% đảng viên Cộng hòa và 56% đảng viên Dân chủ ủng hộ chính sách này.
Hãng tin AP gọi đây là một kết quả thăm dò “hiếm thấy”!.
Cuộc khảo sát mới nhất của Economist/ YouGov cũng cho thấy kết quả tương tự. Đa số mọi người ủng hộ việc sử dụng ID có ảnh như một yêu cầu bỏ phiếu cho các cuộc bỏ phiếu vắng mặt.
Trong luật bầu cử toàn diện mới được thông qua gần đây của bang Georgia, sự ủng hộ của công chúng đối với việc cử tri xuất trình ID thậm chí còn cao hơn. Trong một cuộc khảo sát do UGA / AJC thực hiện, 74% cử tri bày tỏ sự ủng hộ đối với việc yêu cầu cử tri xuất trình bản sao giấy tờ tùy thân có ảnh hoặc các tài liệu khác để có thể bỏ phiếu qua đường bưu điện. Chỉ 22% phản đối quy định này.
Một cuộc thăm dò khác do Selzer & Company và Grinnell College thực hiện cũng cho thấy có một khoảng cách lớn giữa những người ủng hộ thẻ căn cước cử tri là 56%, và những người không ủng hộ chỉ là 36%.
Trong một số chu kỳ bầu cử, ID cử tri đã là một quy tắc bầu cử phổ biến.
Năm 2012, Pew Research cho thấy đại đa số cử tri đồng ý với yêu cầu cử tri xuất trình giấy tờ tùy thân có ảnh, 77% ủng hộ và 20% phản đối. Năm 2006, 80% cử tri ủng hộ yêu cầu này.
Tính đến năm 2021, 36 bang ở Hoa Kỳ đã yêu cầu giấy tờ tùy thân có ảnh để bỏ phiếu tại các điểm bỏ phiếu. Theo Hội nghị Quốc gia của Cơ quan Lập pháp Quốc gia Hoa Kỳ (National Conference of State Legislatures), các tiểu bang quy định yêu cầu giấy tờ tùy thân có ảnh ở mức độ nghiêm ngặt khác nhau.
Mặc dù quy tắc này được đa số người ở cả hai đảng tán thành, nhưng những người phản đối cho rằng nó phân biệt đối xử với người da đen, người Latinh và người già, những người mà họ nói rằng gặp khó khăn trong việc trang trải chi phí để có được các giấy tờ tùy thân cần thiết..
Các nhà hoạt động cấp tiến của Đảng Dân chủ, chẳng hạn như cựu Tổng chưởng lý Eric Holder, đã so sánh chính sách này với “thuế thăm dò ý kiến” (poll tax).
Tuy nhiên, học giả Hans von Spakovsky của Quỹ Di sản Hoa Kỳ nói với giới truyền thông rằng các cuộc tấn công vào ID cử tri chỉ là vấn đề chính trị đảng phái.
Ông nói: “Những người phản đối từ chối thừa nhận rằng công chúng cho rằng đây không phải là vấn đề. Họ từ chối thừa nhận rằng dữ liệu cứng về kết quả bỏ phiếu trong 10 năm qua cho thấy đây không phải là vấn đề.”
“Đây là một mánh lới chính trị đảng phái được sử dụng để phản đối tất cả các cải cách bầu cử và cố gắng mô tả một cách không công bằng và gian lận những người cải cách là những kẻ phân biệt chủng tộc.”
Lý Cao, Vision Times
Xem thêm:
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell Metabolism (Chuyển hóa Tế bào) cho…
Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng số ca tử vong do ung thư…
Chính quyền Biden có thể công bố các hạn chế xuất khẩu mới sang Trung…
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử cựu Tổng chưởng lý bang…
Ông Trump thông báo bổ nhiệm cựu quan chức Bộ Ngoại giao Alex Wong làm…
Cảnh sát cứu hỏa tìm thấy toàn bộ 7 người trên tầng 8 và tầng…