Cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraine John Herbst nhận định, cuộc xâm lược Ukraine của Nga là một “thảm họa tồi tệ” đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Khi được hỏi về việc liệu ông có đồng ý với đánh giá của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan rằng Nga đã không đạt được các mục tiêu chính của mình ở Ukraine hay không, Cựu đại sứ Herbst khẳng định: “Không có gì phải nghi ngờ về điều đó.”
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan (Ảnh minh họa: Getty Images)
Trong cuộc họp báo hôm thứ Ba (22/3), Cố vấn Sullivan cho hay, Tổng thống Putin đã “thất bại rõ ràng” trong việc đạt được ba mục chính của mình trong cuộc xâm lược Ukraine. Cố vấn Sullivan giải thích với các phóng viên, ba mục tiêu này là khuất phục Ukraine, nâng cao sức mạnh và uy tín của Nga, đồng thời chia rẽ và làm suy yếu phương Tây.
Ông Herbst, đại sứ Mỹ tại Ukraine từ năm 2003 đến 2006 và hiện là giám đốc cấp cao của Trung tâm Âu Á thuộc Hội đồng Đại Tây Dương nhận xét: “Một mặt Tổng thống Putin muốn đạt mục tiêu thống trị Ukraine, mặt khác ông ấy muốn tiếp tục thực hiện các kế hoạch làm suy yếu phương Tây, bao gồm việc thiết lập sự kiểm soát đáng kể của Nga đối với tất cả các quốc gia thuộc Liên Xô cũ, trong đó có cả ba đồng minh của NATO, Estonia, Latvia và Litva.”
Tổng thống Putin đã tuyên bố ý định của mình trong một bài phát biểu trên truyền hình trước khi phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm vào Ukraine hôm 24/2.
Cựu đại sứ Herbst cho biết: “Ông ấy [Tổng thống Putin] đã tuyên bố trong bài phái biểu của mình ngay trước khi ông ấy phát động cuộc xâm lược mới này rằng ông ấy muốn có ảnh hưởng lớn trong tất cả không gian hậu Liên Xô. Điều đó bao gồm tất cả các quốc gia nổi lên từ việc Liên Xô [sụp đổ] cách đây hơn 30 năm. Vì vậy, đó không phải là một bí mật.”
Trước đây, Tổng thống Putin từng tuyên bố, sự sụp đổ của Liên Xô là “thảm họa địa chính trị lớn nhất trong thế kỷ 20”.
Ông Herbst lưu ý: “Rõ ràng trong ba hoặc bốn ngày kể từ khi cuộc xâm lược mới này [bắt đầu], các mục tiêu thứ hai của ông ấy [Tổng thống Putin] liên quan đến phương Tây, liên quan đến các quốc gia khác thuộc Liên Xô cũ, có lẽ đã phải chịu một sự đảo ngược tai hại, bởi vì sự phản ứng mạnh mẽ của một phương Tây đoàn kết trước cuộc xâm lược của Nga.”
Cựu đại sứ Herbst giải thích thêm: “Phản ứng mạnh mẽ đó bao gồm các lệnh trừng phạt quy mô lớn [của phương Tây đối với nga]. Nó bao gồm việc cung cấp vũ khí quan trọng cho Ukraine, nó bao gồm việc chấm dứt hầu hết, nếu không nói là tất cả, quyền lực mềm của Nga ở phương Tây, đặc biệt là Đức đã thay đổi chính sách khá mềm mỏng [của mình] đối với Moscow.”
Cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine đề cập đến chính sách lâu đời của Đức đối với Nga. Trước đây Đức đã chủ trương tập trung vào quan hệ hữu nghị thay vì đối đầu với Nga
Ông kết luận: “Hiện tại điều đó [chính sách của Đức đối với Nga] đã thay đổi khá nhiều.”
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…