Cựu giám đốc FBI điều trần: Trump có cản trở công lý hay không?

Lời khai của James Comey đã “giải thoát” cho ông Trump khỏi cáo buộc gây cản trở công lý.

Nói đơn giản là “hy vọng” điều gì đó xảy ra không phải phạm tội. Luật pháp yêu cầu nhiều hơn thế. Theo Fox News, hành vi ngăn cản thực thi công lý yêu cầu người vi phạm thực hiện một hành vi “đồi bại”, cụ thể bao gồm: đe doạ, hối lộ, phá huỷ tài liệu, thay đổi hoặc là che giấu bằng chứng. Điều ông Comey khai trước Thượng viện về hành vi của Tổng thống Mỹ Donald Trump, trái với cáo buộc của chính ông ta, lại hoàn toàn không phải như vậy.

Ông Comey nhấn mạnh nhiều lần, theo yêu cầu của các nghị sĩ rằng, lời nói nguyên gốc của ông Trump vào ngày gặp mặt riêng của hai người tại Nhà Trắng là: “Tôi hy vọng ông có thể chấp nhận cho qua chuyện này, bỏ qua cho Flynn. Ông ta là một người tốt, tôi hy vọng ông cho qua việc này“.

Lời nói của Tổng thống khó có thể được coi như một mệnh lệnh, hay thậm chí một yêu cầu, nhưng ông Comey khẳng định rằng ông đã nghĩ như vậy. Nhưng thậm chí nếu lý giải đây chính là yêu cầu của Tổng thống Mỹ, cũng không đủ để cấu thành tội ngăn cản công lý như nêu ở bên trên.

Chẳng hạn, nếu lời của ông Trump là: “Hãy chôn vùi mọi bằng chứng phạm tội mà ông thu được, tha cho Flynn và ngừng toàn bộ cuộc điều tra về ông ta … nếu không tôi sa thải ông“. Câu nói này đủ để cấu thành tội ngăn cản thực thi công lý, vì nó bao gồm 2 hành vi xấu là: đe doạ và che dấu bằng chứng. Tuy nhiên điều xảy ra không phải như vậy.

Ông Comey cũng biết điều này. Thượng nghị sĩ James Risch của Đảng Cộng hoà đã làm rõ hơn tính chất vô tội trong lời nói của Tổng thống bằng chính câu trả lời của Comey. Ông Risch hỏi: “Với vai trò giám đốc FBI, ông có biết về một vụ nào mà có người bị truy tố hành vi gây cản trở công lý chỉ dựa vào từ ‘hy vọng’ không?“. Comey trả lời: “không“.

Nhưng khi Chủ tịch Uỷ ban tình báo Richard Burr (một người Đảng Cộng hoà) hỏi thẳng: “Tổng tống có cố gắng cản trở công lý hay không?“, Comey lại lưỡng lự: “Đây không phải là điều tôi có thể nói“.

Tại sao Comey từ chối trả lời câu hỏi này trong khi ông ta khẳng định ông lý giải lời của Tổng thống là “mệnh lệnh“. Đó có thể là vì, nếu ông ta trả lời như vậy, trong khi đã thề tuyệt đối nói sự thật, rằng ông cho rằng Tổng thống Trump đã ngăn cản thực thi công lý, thì ông ta cũng tự công nhận mình “không làm tròn nhiệm vụ“.

Luật pháp Hoa Kỳ yêu cầu các quan chức liên bang như ông Comey phải báo cáo ngay lập tức lên cấp trên của mình khi phát hiện ra một tội quan trọng như ngăn cản công lý. Trong trường hợp này, cấp trên của ông Comey là Thứ Trưởng Bộ Tư Pháp Rod Rosenstein. Ông Comey thừa nhận đã không báo cáo điều gì với Bộ tư Pháp.

Do đó, người ta có thể kết luận rằng hoặc Comey không cho rằng Tổng thống đã phạm tội cản trở công lý (vì ông ta không báo cáo), hoặc ông ta không làm tốt công tác của mình với vai trò là người đứng đầu một cơ quan an ninh quốc gia. Nhưng như vậy chẳng khác nào thừa nhận việc ông Trump sa thải ông ta vì năng lực làm việc hạn chế của ông ta là đúng.

Chính quyền này chọn cách bôi nhọ tôi và quan trọng hơn là FBI, bằng việc nói rằng tổ chức FBI đang hỗn loạn, lãnh đạo kém cỏi, nhân viên không tín nhiệm lãnh đạo. Đó là những lời nói dối, đơn giản là vậy“, ông Comey nói trong bài phát biểu đầu phiên điều trần.

Một điều gây ngạc nhiên là chính ông Comey đã thừa nhận ông không biết FBI có nhiệm vụ báo cáo khi phát hiện phạm tội:

Hỏi: “Ông không chắc là mình có trách nhiệm vụ pháp lý đó?

Comey: “Đó là một câu hỏi hay. Tôi chưa từng nghĩ đến điều đó trước đây. Có một điều luật phạt hành vi không báo cáo tội phạm – biết về một tội mà cố tình che giấu nó. Nhưng đây là một câu hỏi khác“.

Thực ra đây không phải là câu hỏi khác, đó là trách nhiệm pháp lý cơ bản của tất cả những nhân viên trong hệ thống thực thi pháp luật liên bang Hoa Kỳ.

Nhưng thậm chí bỏ qua trách nhiệm phải báo cáo lên cấp trên của người đứng đầu FBI, câu hỏi rằng ông Trump có ngăn cản thực thi pháp luật hay không rơi vào vô nghĩa, khi chính ông Comey tại Thượng viện đã khẳng định Tổng thống có quyền hiến định chấm dứt bất kỳ một cuộc điều tra nào:

Tôi không phải là một học giả pháp luật… nhưng đối với một vấn đề pháp lý, Tổng thống với tư cách là người đứng đầu nhánh hành pháp có thể ra lệnh, theo lý thuyết, điều tra hay không điều tra bất cứ ai”.

‘Một Tổng thống tồi’

Trong suốt buổi điều trần, những phát ngôn của ông Comey vẽ lên hình ảnh của một Tổng thống tồi tệ, và việc sa thải ông khỏi vị trí giám đốc FBI là để thực hiệm mục đích cá nhân:

Mặc dù luật pháp không yêu cầu bất cứ một lý do gì để [Tổng thống] có thể sa thải giám đốc FBI, chính quyền này đã lựa chọn bôi nhọ tôi và quan trọng hơn là FBI, bằng việc nói rằng tổ chức này đang hỗn loạn, lãnh đạo kém cỏi, nhân viên không tín nhiệm lãnh đạo. Đó là những lời nói dối, đơn giản là vậy“.

Đánh giá của tôi là tôi bị sa thải bởi vì vụ điều tra liên quan tới Nga. Tôi bị sa thải, để thay đổi, theo một cách nào đó, hoặc là để cố tình thay đổi cách thức điều tra Nga đang diễn ra. Đây là một vấn đề rất lớn“.

Tôi đã thực sự lo ngại rằng ông ta [Tổng thống] sẽ nói dối về bản chất của cuộc nói chuyện giữa chúng tôi, vì thế tôi đã ghi nó lại“.

Tuy nhiên, ông Comey không ngờ rằng trong phiên điều trần, những tiết lộ của ông có thể khiến ông bị truy tố vì phạm phải một trọng tội khác, là tiết lộ tài liệu an ninh quốc gia.

Comey thừa nhận rằng ông ta đã cố tình để lộ cho “một người bạn” tài liệu ghi lại cuộc nói chuyện trên với Tổng thống Trump để sau đó người bạn đó tiết lộ thông tin với báo chí. Lập luận của Comey là tờ ghi nhớ này là tài sản của ông ta, không phải tài sản nhà nước, nên ông ta có quyền làm như vậy.

Tuy nhiên Theo Luật Hồ sơ Liên bang và Quy định quản lý hồ sơ của chính FBI, “bất kỳ tài liệu nào được lập trong quá trình làm việc” là tài sản không phải của người lập ra tài liệu đó, mà của chính phủ Mỹ.

Do đó ông Comey đã tiết lộ tài liệu của chính phủ một cách không hợp lý, thậm chí là trái luật. Ông ta thừa nhận đã làm như vậy nhằm thúc đẩy việc chỉ định một điều tra viên đặc biệt đứng ra lãnh nhiệm vụ điều tra liên đới của Nga và cuộc bầu cử Tổng thống của ông Trump. Như vậy, ít nhất thì ông Comey đã phạm luật cố tình sử dụng tài sản quốc gia với mục đích riêng.

Theo điều luật quy định việc “Rò rỉ thông tin không tuyệt mật” (Điều 793, phần 18 Bộ Luật Hoa Kỳ – 18 USC 793)”, “cố tình liên hệ hoặc chuyển thông tin quốc phòng ra ngoài” là hành vi có mức án phạt cao nhất 10 năm tù giam, thậm chí áp dụng đối với những thông tin không mật. Tất nhiên, có thể lập luận rằng tờ ghi nhớ của ông Comey không trực tiếp liên quan đến an ninh quốc gia, tuy nhiên toàn bộ cuộc điều tra lại là vấn đề an ninh quốc gia.

Như vậy, trong khi những lời khai trong phiên điều trần cựu giám đốc FBI James Comey không thể đưa ra bằng chứng kết tội Tổng thống Trump đã “ngăn cản thực thi công lý“, hoàn toàn đủ cơ sở để tranh luận ông Comey mới là người vi phạm hàng loạt quy định, luật pháp liên bang, hoặc là không làm tròn vai trò của mình, tức là đã giải thích cơ sở hợp lý cho quyết định sai thải của Tổng thống Trump.

Trọng Đức

Xem thêm:

Published by

Recent Posts

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

2 phút ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

7 phút ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

7 phút ago

Đội hình Phalanx huyền thoại chinh phục khắp thế giới

Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.

17 phút ago

Maria Zakharova: ‘Cánh NATO cực đoan’ thúc đẩy chiến tranh với Nga

Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…

19 phút ago

5 kiểu phụ nữ dù không xinh đẹp xuất chúng vẫn khiến người khác dễ chịu

Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…

27 phút ago