Tại Thế vận hội Paris lần này, chung kết nội dung cầu lông đôi nam là “cuộc chiến xuyên eo biển” giữa Đài Loan và Trung Quốc.
Hoạt động thi đấu thể thao vốn dĩ là nét đẹp văn hóa, nhưng nó đã trở nên xấu xí khi bị chính trị hóa như cách làm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Toàn bộ trận đấu chung kết cầu lông đôi nam giữa đội Trung Quốc và Đài Loan chỉ được phía Trung Quốc phát sóng trong khoảng 40 phút, và nó đã bị dừng ngay sau thất bại của đội Trung Quốc. Truyền thông Hồng Kông cũng đi theo dẫn dắt của chính quyền trung ương với kiểu đưa tin không bình thường như vậy.
Thế vận hội Paris này đánh dấu trận chung kết thứ hai liên tiếp giữa đội Đài Loan và Trung Quốc Đại Lục. Cuối cùng, hai tay vợt Đài Loan là Wang Chi-Lin và Li Yang đã bảo vệ thành công danh hiệu vô địch.
Về tính nhân văn và văn minh, người ta thường tránh để chính trị xen vào, các vận động viên cần cổ vũ lẫn nhau và thể hiện sự thông cảm với nhau bất kể quốc tịch, vận động viên thua trận cũng chân thành chúc mừng đối thủ… Đáng tiếc là ĐCSTQ luôn chính trị hóa mọi thứ, đặc biệt là thể thao.
Có thể thấy, ở vòng bảng cầu lông đôi nam vào tuần trước, Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã không phát sóng trực tiếp trận đấu giữa Trung Quốc-Đài Loan. Đài này đã do dự cho đến tối mới quyết định phát sóng, lý do vì thời điểm đó có vẻ đội tuyển Trung Quốc chiếm ưu thế, nhưng khi họ thua ngược vào thời khắc quyết định thì truyền thông Đại Lục đã vội vàng kết thúc buổi phát sóng và cắt sóng phần lễ trao giải. CCTV chỉ phát sóng hơn 40 phút của trận đấu dài 76 phút.
Sau khi Đài Loan giành được huy chương vàng, các nền tảng tin tức lớn ở Hồng Kông cũng đưa tin mang đậm bản chất chính quyền trung ương. ReNews, TVB đã có cách tiếp cận đúng đắn nhất đó là nêu việc đội Đài Loan đánh bại đội Trung Quốc để giành chức vô địch; i-CABLE cũng nhắc tên Wang Chi-Lin và Li Yang đã bảo vệ thành công danh hiệu vô địch, nhưng có chút thú vị trong bản tin khi cho hay “trận chung kết tranh huy chương vàng cầu lông đôi nam là trận đấu giữa đội Quốc gia và đội Đài Bắc Trung Hoa”, tuy nhiên khi trận đấu kết thúc lại không đưa tin về kết quả.
Điều kỳ lạ nhất là NOW News chỉ đưa tin “đội tuyển quốc gia [Trung Quốc] Liang Weikeng và Wang Chang đã giành huy chương bạc nội dung cầu lông đôi nam” mà không hề đề cập đến đối thủ của họ là ai trong trận chung kết; việc “đội tuyển quốc gia” thua và giành huy chương bạc mà không nhắc đến tên, quốc tịch của bên đoạt huy chương vàng, cách đưa tin như vậy thật nực cười.
Đài Truyền hình Hồng Kông cũng chưa bao giờ nhắc tới “Đài Bắc Trung Hoa, Đài Loan”, hay thậm chí là tên của Li Yang hay Wang Chi-Lin. Bản tin của Ta Kung Pao cũng không đề cập đến tên người đoạt huy chương vàng, đồng thời gọi “Đài Bắc Trung Hoa” là “Đài Bắc Trung Quốc”.
Chủ tịch Chen Lifu của Hiệp hội Giáo sư Đài Loan cho biết, 3 năm trước khi Li Yang và Wang Chi-Lin giành huy chương vàng tại Thế vận hội Tokyo thì CCTV đã phát sóng trực tiếp đến tận khi trao giải mới cắt ngang, nhưng năm nay thì thay đổi, chỉ phát sóng một phần trận đấu. Điều này phần nào phản ánh bất an chính trị của ĐCSTQ đã gia tăng trong 3 năm qua.
Giáo sư Chen cho rằng do nhà cầm quyền ĐCSTQ không tự tin, họ sợ rằng nếu thua thì hình ảnh sẽ bị tổn hại trong mắt người dân Trung Quốc, do đó chần chừ giữa phát sóng hoặc không phát sóng, vì nếu thua thì một bộ phận người dân Trung Quốc sẽ được cớ châm biếm họ.
Học giả Hồng Kông sống ở Anh là Chung Kin-wah cho biết, thành tích của đội Anh năm nay khá tốt, tính đến ngày 5/8 đã giành được 38 huy chương, trong đó có 10 huy chương vàng, đứng thứ 5 trong danh sách huy chương. “Nhưng ở Anh, tôi không thấy ai thể hiện vui mừng tự hào gì khi đội nào đó của Anh giành chức vô địch trong một sự kiện nào đó, đừng nói đến việc ca ngợi các vận động viên chiến thắng như những anh hùng dân tộc. Không thấy ai vẫy cờ và la hét trên đường phố, cũng không ai diễu hành trên đường cao tốc với quốc kỳ,” ông chia sẻ.
So với các vận động viên được đào tạo theo hệ thống “nuôi gà chọi” của ĐCSTQ, nhiều vận động viên ở Anh không phải là vận động viên toàn thời gian, họ đều có sự nghiệp hoặc việc học riêng. Ở Anh thì thể thao chỉ là một phần của cuộc sống, dù việc trở thành một vận động viên chuyên nghiệp và được đại diện của các môn thể thao trong khu vực hoặc quốc gia đúng là đòi hỏi nhiều nỗ lực và sự điều chỉnh hoặc thỏa hiệp trong các khía cạnh khác của cuộc sống, nhưng không dùng toàn bộ cuộc sống bản thân để hy sinh cho hoạt động đó.
Ông cho rằng logic của việc nghĩ thắng một trận đấu có nghĩa là “niềm tự hào” đã là bóp méo giá trị nghiêm trọng, còn nghĩ rằng việc giành huy chương và thắng trận đồng nghĩa với đó là thể hiện cho “phẩm giá quốc gia” thì thật kinh dị. Vì sao tấm huy chương vàng đôi nam cầu lông nam của vận động viên Đài Loan lại có ý nghĩa hơn 21 tấm huy chương vàng mà Trung Quốc giành được? Nếu nhìn từ góc độ những người cổ vũ cho những vận động viên trong và ngoài sân thể thao, sẽ biết rằng thắng thua không phải là tất cả trong việc có được lòng tôn trọng. Nếu phẩm hạnh của một nước yếu kém thì dù giành được nhiều huy chương tại Thế vận hội cũng không được coi trọng, thậm chí chỉ được nhìn vào như màn kịch ồn ào của họ.
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…