Quan chức Liên minh châu Âu (EU) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm Thứ Hai (14/9) đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh Trung – Âu. Hội nghị được tiến hành theo phương thức truyền hình trực tuyến. Tại hội nghị, EU đã buộc ông Tập Cận Bình phải có cải tiến về các vấn đề thương mại, Luật An ninh Hồng Kông, nhân quyền, viêm phổi Vũ Hán và Biển Đông, v.v.
Sau hội nghị thượng đỉnh, Lãnh đạo EU đã nói trong cuộc họp báo rằng, nội dung thượng đỉnh lần này liên quan đến các vấn đề như biến đổi khí hậu, kinh tế thương mại, Hồng Kông và nhân quyền, COVID-19 và khôi phục kinh tế, và vấn đề Biển Đông.
Trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh, lãnh đạo EU nói với ông Tập Cận Bình, cần mở cửa thị trường Trung Quốc, tôn trọng quyền lợi của dân tộc thiểu số, đồng thời chấm dứt đàn áp Hồng Kông.
Tại hội nghị, lãnh đạo EU đã nói với ông Tập Cận Bình, EU sẽ không còn bị lợi dụng, và yêu cầu phía Trung Quốc cùng EU thiết lập một mối quan hệ thương mại công bằng hơn.
Sau cuộc họp thượng đỉnh với ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Hội đồng Liên minh Châu Âu Charles Michel đã nói với phóng viên rằng, EU cần trở thành một người tham dự (trò chơi), chứ không phải là nơi để bị người khác đùa cợt. Ông chỉ ra, EU ngày càng ý thức được ĐCSTQ không hề thực hiện cam kết thương mại công bằng và tự do.
Ông nói, “Hội nghị hôm nay đại biểu EU và Trung Quốc tiến thêm một bước trong thiết lập cân bằng quan hệ hơn nữa.”
“Chúng tôi muốn có được mối quan hệ [Trung Quốc – EU] công bằng hơn, cân bằng hơn, điều này đồng nghĩa với sáng tạo môi trường cạnh tranh cùng có lợi và công bằng”, ông Charles Michel nói.
“Chúng tôi đã tỏ rõ [với ông Tập Cận Bình] thái độ của chúng tôi. Phương diện nào chúng tôi đồng ý, phương diện nào chúng tôi không đồng ý. Sự bất đồng thực sự là có tồn tại, nhưng chúng tôi sẽ không che giấu … Trong những vấn đề hóc búa, chúng tôi cũng đã truyền đạt [tới ông Tập Cận Bình] một thông tin rõ ràng và đoàn kết của EU, đó chính là, chúng tôi hy vọng cùng Trung Quốc thiết lập mối quan hệ dựa trên nền tảng cùng có lợi, có trách nhiệm và công bằng cơ bản.” ông Charles Michel nói.
Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 14/9 đã cùng Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, đã gửi thông điệp đối thoại mạnh mẽ tới Bắc Kinh.
EU là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, thương mại song phương mỗi ngày đạt hơn 1 tỷ Euro. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU, chỉ đứng sau Mỹ.
Bà Angela Merkel cho biết, lãnh đạo EU hôm 14/9 đã nói với ông Tập Cận Bình, tăng tốc đàm phán để quyết định thỏa thỏa thuận đầu tư Trung Quốc – EU. Bà bổ sung thêm, cạnh tranh với Trung Quốc cần phải công bằng.
Sau hội nghị thượng đỉnh, bà Merkel đã nói với phóng viên rằng: “Chúng tôi gia tăng áp lực [với Trung Quốc] để khiến thỏa thuận đầu tư có tiến triển.”
“Nói chung, sự hợp tác với Trung Quốc cần dựa trên một nguyên tắc nhất định: cùng có lợi và cạnh tranh công bằng. Chúng tôi có chế độ xã hội công bằng, mặc dù chúng tôi tập trung vào chủ nghĩa đa phương, nhưng cần phải dựa trên nguyên tắc làm nền tảng”, bà Merkel cho biết.
Sau hội nghị thượng đỉnh, Chủ tịch Ủy ban Liên minh Châu Âu Ursula von der Leyen đã nói trong cuộc họp báo rằng, cuộc họp thượng đỉnh với phía Trung Quốc là “thẳng thắn và cởi mở”, bà nhấn mạnh vẫn có nhiều việc cần phải làm, nhất là việc tiếp cận thị trường đối với lĩnh vực viễn thông, IT, y tế.
“Các nhà đầu tư của chúng tôi đối mặt với quá nhiều hàng rào trong các lĩnh vực quan trọng này”, bà Ursula von der Leyen nói, đây là vấn đề cần Trung Quốc (ĐCSTQ) “cân bằng lại sự bất đối xứng”, “Cũng là mở cửa vấn đề mở cửa các thị trường của mỗi bên”.
Bà nói rằng, vấn đề tiếp cận thị trường và phát triển bền vững vẫn chưa được giải quyết, “Chúng tôi cần phía Trung Quốc thúc đẩy 2 vấn đề này, nếu chúng ta muốn thực hiện mục tiêu chung là hoàn thành đàm phán trước cuối năm nay.”
“Nói cách khác, phía Trung Quốc cần thuyết phục chúng ta rằng đạt được thỏa thuận là đáng giá”, bà Ursula von der Leyen nói.
Ông Charles Michel khen ngợi hội nghị thượng đỉnh lần này “là một bước tiến để cùng Trung Quốc thiết lập mối quan hệ cân bằng hơn”, nhưng ông cũng nhấn mạnh, EU nhân cơ hội này để bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về Luật An ninh Hồng Kông.
Ông Charles Michel nói, “Việc Bắc Kinh thực thi Luật An ninh Hồng Kông tiếp tục khiến cho EU quan ngại nghiêm trọng. EU và các nước thành viên của chúng ta đã đưa ra phản ứng với tiếng nói rõ ràng. Tiếng nói dân chủ ở Hồng Kông cần được lắng nghe, quyền lợi của người dân cần được bảo hộ, nền tự trị cần được duy hộ. Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc (ĐCSTQ) tuân thủ cam kết đối với người Hồng Kông và cộng đồng quốc tế.”
Ông còn nói, trong thời gian diễn ra hội nghị, EU “nhắc lại sự quan tâm của chúng tôi về việc Trung Quốc (ĐCSTQ) đối đãi với người dân tộc thiểu số Tân Cương, Tây Tạng, những người bảo vệ nhân quyền và phóng viên”.
“Chúng tôi yêu cầu [ĐCSTQ] cho phép quan sát viên độc lập đi vào Tân Cương, chúng tôi kêu gọi phía Trung Quốc thả công dân Thụy Điển Quế Mẫn Hải (Michael Gui) và hai công dân Canada mà phía Trung Quốc tùy tiện bắt giữ.” ông bổ sung thêm.
“Chúng tôi đồng ý vào cuối năm nay sẽ thảo luận chi tiết những vấn đề này tại đối thoại nhân quyền được tổ chức ở Bắc Kinh, chúng tôi hy vọng lần đối thoại này còn bao gồm cả chuyến thăm thực địa Tây Tạng.”
“Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc (ĐCSTQ) không nên có hành động đơn phương trên Biển Đông, tôn trọng luật pháp quốc tế, tránh gây căng thẳng thêm tình hình.”
Ông Charles Michel cho biết, EU tiếp tục nhắc đến vấn đề năng lực sản xuất dư thừa của Trung Quốc với ông Tập Cận Bình, “Điều này đối với chúng tôi mà nói là một vấn đề nghiêm trọng, dù là các ngành nghề truyền thống như sắt thép, nhôm, hay là ngành công nghệ cao. Điều đáng tiếc là, đến hiện tại, vẫn chưa có biện pháp thúc đẩy cụ thể. Do đó, điều này cần thay đổi, chúng ta cũng cần chỉ ra một cách minh xác.”
Về chủ đề virus Trung Cộng (virus corona mới), tại hội nghị, EU nhấn mạnh tính quan trọng của hợp tác quốc tế, thúc giục phía Trung Quốc hợp tác. EU nói, không chỉ việc nghiên cứu vắc-xin là quan trọng, mà việc tìm ra nguồn gốc virus cũng rất quan trọng.
Ông Tập Cận Bình không tham gia họp báo, hai bên cũng không công bố tuyên bố chung của hội nghị thượng đỉnh.
EU hiện đang ngày càng chịu nhiều áp lực yêu cầu họ cứng rắn hơn đối với ĐCSTQ. Tờ báo Frankfurter Allgemeine Zeitung (FAZ) tại Đức đăng một bài viết trước khi hội nghị thượng đỉnh diễn ra, bài viết nói thời kỳ EU nhỏ tiếng lên án ĐCSTQ đã kết thúc, gần đây chiều hướng đối với Bắc Kinh đã có sự thay đổi. Xét thấy Trung Quốc ngày càng khép kín và cứng rắn, lập trường của EU cũng ngày càng cứng rắn.
FAZ phân tích, bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh coi phương Tây là kẻ địch, cật lực loại bỏ sức ảnh hưởng của phương Tây, và trừng phạt những doanh nghiệp nước ngoài làm trái với lợi ích của Trung Quốc (ĐCSTQ), không sợ dùng ngoại giao con tin để đối phó với các nước. Xét thấy Trung Quốc (ĐCSTQ) mạnh như thế, lập trường của EU cũng cần cứng rắn, không loại trừ khả năng thực thi chế tài đối với Trung Quốc (ĐCSTQ) giống như Mỹ.
Lâm Nghiên / Epoch Times
Xem thêm:
MỜI XEM BẢN TIN CHỌN LỌC:
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…