Cuối năm ngoái, Nga đã tập trung một lượng lớn quân đội tại biên giới Ukraine, biến nơi đây thành một trong những khu vực căng thẳng nhất thế giới. Ngay cả khi Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, tình hình cũng không được xoa dịu, nhưng điều kỳ lạ nhất của toàn bộ vụ việc lại nằm ở động cơ từ phía Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đang tổ chức một cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại khu nghỉ dưỡng Sochi trên Biển Đen vào ngày 7/12/2021. (Ảnh: Mikhail Metzel / Sputinik / AFP qua Getty Images)
Các thông tin tình báo của Mỹ đánh giá khoảng đầu năm 2022, Nga có thể tiến hành một chiến dịch quân sự vào Ukraine.
Ngày 1/12/2021, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố nước này đã bắt đầu các cuộc tập trận quân sự mùa đông “thường xuyên” ở khu vực phía Nam, giáp với Ukraine. Các cuộc tập trận có sự tham gia của hơn 10.000 binh sỹ.
Nhiều bức ảnh vệ tinh cuối năm 2021 cho thấy khí tài của Nga – trong đó có pháo tự hành, xe tăng chiến đấu, xe chiến đấu bộ binh – hoạt động tại một thao trường huấn luyện cách biên giới với Ukraine khoảng 300 km.
Trong khi đó, khu vực Donetsk và Luhansk (còn được gọi là Donbas) ở phía Đông Ukraine, tiếp giáp Nga, đã nằm trong sự kiểm soát của lực lượng ly khai được Nga hậu thuẫn từ năm 2014.
Theo báo cáo của “New York Times Chinese Network” (cn.NYTimes.com), Nga đưa ra 2 lý do dẫn đến sự việc này: Một là phương Tây muốn kéo Ukraine vào NATO, hai là NATO vi phạm phạm vi ảnh hưởng của Nga. Nhưng điều kỳ lạ là NATO không sẵn sàng muốn chiếm Ukraine, vì vậy câu hỏi đặt ra là mục đích thực sự của ông Putin là gì?
Theo báo cáo, hiện Tổng thống Putin đang chơi một ván bài lớn. Mục tiêu ngắn hạn của ông ấy là đưa Ukraine trở lại tuyến đường của Nga, nhưng mục tiêu lớn hơn là đảm bảo rằng hệ thống chính trị của Nga có thể định hình lại cục diện sau Chiến tranh Lạnh.
Từ hành động của ông Putin trong những năm gần đây có thể lần tìm ra manh mối.
Ông Putin đã viết lại lịch sử bằng cách sửa đổi hiến pháp và đàn áp phe đối lập, nhằm khôi phục lại truyền thống một người cai trị ở Nga. Hiện điều ông ấy muốn là đưa nước Nga trở lại vị thế của một cường quốc. Do đó, 10 năm qua, ông Putin thường xuyên có hành động chống lại các nước khác.
Báo cáo chỉ ra rằng ông Putin không chỉ muốn chọc giận phương Tây, mà còn buộc phương Tây phải chấp nhận mô hình toàn cầu mới. Để đạt được mục tiêu này, hiện giờ là thời điểm quan trọng nhất, bởi EU đang phải giải quyết các vấn đề của chính mình, hơn nữa mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn đang rất căng thẳng. Nga tận dụng cơ hội này, khiến cục diện có lợi hơn cho mình.
Báo cáo cũng suy đoán rằng Nga sẽ biến địa chính trị thành một cuộc chiến của các mối đe dọa; trước tiên ông Putin muốn căng thẳng leo thang, sau đó sẽ yêu cầu một thỏa thuận cụ thể nhằm đảm bảo NATO không tiếp tục mở rộng về phía Đông tới gần biên giới Nga, và cảnh báo việc NATO triển khai vũ khí phức tạp ở Ukraine như hệ thống tên lửa, sẽ vượt “lằn ranh đỏ” của Nga.
Tại biên giới Ukraine, ông Putin có thể sử dụng điều này để thúc đẩy tốc độ cho dù đối phương nhượng bộ hay từ chối. Nếu NATO hứa không tiếp tục mở rộng về phía đông, như vậy sẽ có lợi cho ông Putin. Nhưng nếu NATO từ chối hứa hẹn, ông Putin có thể khiến xung đột tiếp tục leo thang và buộc phương Tây phải đền đáp lòng tốt của Nga vì đã không xâm lược Ukraine bằng nhiều cách khác nhau.
Bình Minh (t/h)
Xem thêm:
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…
Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…