Hẳn là bạn biết, đi học ở Mỹ rất chú trọng đến đúng tuyến, ở Trung Quốc cũng vậy. Nhà ở các khu trường học tốt thì đắt, xa hơn chút thì rẻ hơn. Vì Hoa Kỳ áp dụng quy định đi học phải đúng tuyến, nên bạn ở gần khu nào thì phải học tiểu học và trung học ở khu đó, nếu sang khu khác là phạm pháp. Vì vậy, để con được vào trường tốt, một số phụ huynh dùng cách khai man. Tại một số bang, các nhà chức trách còn cho thuê cả cảnh sát ngoài giờ bí mật theo dõi các học sinh đến tận nơi cư trú.
Bài viết được chuyển thể theo video của Kênh YouTube Đông Phương.
Ngày nay mọi người cũng đã quen với việc đi học gần nhà, nhưng bạn có biết quy định này ra đời như thế nào không? Vậy hãy quay trở lại thời kỳ Đại suy thoái ở Hoa Kỳ vào thế kỷ trước, khi Hoa Kỳ vẫn đang thực hiện chế độ phân biệt chủng tộc. Chính phủ liên bang thành lập Tổng Công ty Cổ phần Cho vay Chủ sở hữu Nhà (Home Owners Loan Corporation) và Cơ quan quản lý nhà ở liên bang (Federal Housing Adminstration) hỗ trợ công dân vay trả góp. Cơ quan Quản lý Nhà ở chia tất cả các vùng của Hoa Kỳ thành ba, sáu hoặc chín loại theo chủng tộc và khu vực thu nhập. Các khu vực tốt nhất là màu xanh lam, xanh lá cây và vàng, khu vực kém nhất là màu đỏ, thường là nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số. Nếu sống trong vùng màu đỏ thì rất khó vay vốn.
Cơ quan Quản lý Nhà ở Liên bang cũng khuyến cáo rằng học sinh thuộc các chủng tộc khác nhau không nên học chung trường. Hướng dẫn này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Khuôn viên ngày nay rất giống với các khu vực màu xanh lam, xanh lục, vàng và đỏ cách đây hàng trăm năm. Tương tự, theo báo cáo khảo sát mới nhất của Annenberg Institute trong vài năm, các trường công lập ở vùng đỏ trước đây có sự đa dạng về sắc tộc và điểm thi trung bình thấp. Các trường công lập ở Mỹ ngày nay mức độ phân biệt chủng tộc sâu sắc hơn so với 40 năm trước. Ở Atlanta, con phố Drew Valley là ranh giới giữa hai giáo khu, Ashford Park về phía bắc, 80% cư dân là người da trắng; John Lewis về phía nam, 70% cư dân là người gốc Tây Ban Nha và 9% là người da đen. Có hai trường tiểu học ở hai bên đường, cách xa nhau. Ở Columbus, bang Ohio, cư dân sống ở phía đông của Xa lộ Liên tiểu bang 71 gửi con cái của họ đến Trường Tiểu học Como với tỷ lệ biết đọc viết chỉ 44%, nhưng trẻ em sống khu phía tây học Trường Tiểu học Clinton với tỷ lệ biết đọc viết cao gấp đôi, 87%.
Ngày càng có nhiều nơi bắt đầu hủy bỏ hệ thống trường học đúng tuyến. Vào tháng Tư năm nay, Arizona bắt đầu quy trình lập pháp để người dân chọn trường đăng ký học. Theo một khuôn khổ nhất định, người dân có thể chọn gửi con em mình đến bất kỳ trường công lập nào. Theo lý thuyết mà nói, việc làm này là đang nhấn mạnh đến quyền công dân mà cánh tả vẫn đề cao, nhấn mạnh việc xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc mà cánh tả “mong muốn”, và Hiệp hội giáo viên luôn nói rằng giáo dục phổ cập và lợi ích của học sinh là tối quan trọng. Đã là vậy thì họ hẳn là cần phải ủng hộ việc hủy bỏ hệ thống trường học đúng tuyến, có phải không? Tuy nhiên không phải vậy, cánh tả đã phản đối mạnh mẽ nó và thậm chí thù ghét điều đó. Tại sao ư? Nói một cách đơn giản, việc chọn trường và đăng ký học sẽ trao lại quyền lực cho phụ huynh. Thay vì quan chức và Hiệp hội giáo viên, thì phụ huynh mới là người định đoạt học phí. Đây là bộ mặt thật của cánh tả. Họ không quan tâm đến lợi ích của người dân, điều họ quan tâm là quyền lực của chính mình, họ chỉ là lấy lợi ích của người dân làm khẩu hiệu để thu gom quyền lực cho bản thân mà thôi.
Nói đến Hiệp hội giáo viên, hẳn là cần nhắc đến trường thực nghiệm Charter. Ngoài hệ thống trường công lập còn có các trường như Charter, là những trường độc lập với hệ thống giáo dục, nhưng cũng được hưởng quỹ giáo dục địa phương, hơi giống các trường tư thục, không giới hạn phải học đúng tuyến, việc đánh giá trường chủ yếu dựa vào chất lượng giáo dục và điểm thi, đây là mô hình trường học được nhiều gia đình có thu nhập thấp và dân tộc thiểu số ủng hộ, nhưng đây cũng là kiểu trường bị Hiệp hội giáo viên phản đối kịch liệt. Lý do cũng tương tự như trên, kiểu trường này đụng chạm đến “lợi ích” của Hiệp hội.
Điều thú vị là hồi cuối tháng Năm, ông George Parker, cựu chủ tịch Hiệp hội giáo viên Washington DC, đã đăng một bài luận trên tờ Wall Street Journal, công khai ủng hộ Charter. Tại sao? Ông kể rằng một lần phát biểu trước tập thể lớp 3, phổ biến các nội dung của Hiệp hội giáo viên, không ngoài việc làm sao để bảo vệ quyền lợi cho giáo viên, tạo điều kiện cần thiết để giáo viên trở thành giáo viên dạy giỏi sau này. Sau bài phát biểu, một cô bé đã trao cho ông một cái ôm ấm áp, khiến ông rất ngạc nhiên và hỏi cô bé lý do tại sao lại muốn ôm ông. Cô bé nói, vì ông đã nói trong bài phát biểu rằng ông quan tâm đến việc học hành của trẻ em và đảm bảo rằng họ có những giáo viên tốt nhất. Ông Parker lúc đó vừa cảm động vừa xấu hổ, trong thâm tâm ông biết rằng những gì mình nói là xa sự thật, một khoảng cách rất xa. Nói cách khác, với tư cách là lãnh đạo Hiệp hội, ông làm đại diện cho giáo viên đàm phán với Bộ Giáo dục, điều này không chỉ bảo vệ quyền lợi của giáo viên, mà còn bảo vệ những sai lầm của giáo viên. Giáo viên dù có năng lực ở mức độ nào cũng không thể bị sa thải, nói trắng ra là Hiệp hội giáo viên không bảo vệ lợi ích của học sinh, cũng không bảo vệ lợi ích của giáo viên, thực chất là bảo vệ lợi ích của Hiệp hội.
Ông Parker lớn lên trong một gia đình có thu nhập thấp. Khi còn nhỏ, thầy cô từng là thần tượng và nguồn động viên duy nhất của ông, nên ông cũng muốn đi dạy. Sau khi trở thành giáo viên, ông tự nhiên tích cực làm việc vì lợi ích của các thầy cô và được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Giáo viên Washington DC, và do đó ông cũng phản đối mạnh mẽ trường Charter. Tuy vậy, ngày nay ông đã trở thành một giáo viên công khai ủng hộ trường Charter. Dịch bệnh đã khiến lập trường của ông trở nên vững vàng hơn, ông đã chứng kiến chất lượng giáo dục dành cho trẻ của gia đình có thu nhập thấp trong đại dịch bị suy giảm nghiêm trọng, nhưng Hiệp hội đã ngăn cản việc cho trẻ em đi học lại bình thường bằng mọi cách và trì hoãn ngày khai giảng bằng nhiều lý do khác nhau. Ông Parker không phản đối ý nghĩa tồn tại của Hiệp hội giáo viên, nhưng ông cũng không phản đối sự tồn tại của hệ thống các trường Charter. Ông kêu gọi mở nhiều Charter hơn nữa. Hiện tại, ở Hoa Kỳ đã có 3 triệu trường Charter cho trẻ, vẫn còn xa với nhu cầu.
Chúng ta đều hiểu rất rõ tầm quan trọng của giáo dục, là con đường thoát nghèo, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, bù đắp bất công xã hội, chẳng lẽ chúng ta không nên bắt đầu với giáo dục công lập? Kỳ thị chủng tộc và rào cản đi học xa gần chẳng phải nên xóa bỏ trước hay sao? Tại sao những người cánh tả lại phản đối nó? Những người cánh tả thậm chí còn mô tả những vị Quốc phụ Hoa Kỳ là chủ nô lệ và những kẻ phân biệt chủng tộc. Không phải vùng đỏ ngày nay là sự tiếp nối của chế độ phân biệt chủng tộc hay sao?
Đông Phương, Vision Times
Xem thêm:
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…