Các Ngoại trưởng G7 họp tại Kananaskis, Alberta, Canada. (Ảnh: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Public Domain)
Từ ngày 15 – 17 tháng 6 năm 2025, Hội nghị thượng đỉnh G7 đã được tổ chức ở Kananaskis, Alberta, Canada. Vào ngày 17 tháng 6, các nhà lãnh đạo G7 đã ra tuyên bố chung lên án thực trạng đàn áp xuyên quốc gia.
Tuyên bố có đoạn:
“Chúng tôi, các nhà Lãnh đạo G7, vô cùng quan ngại trước việc gia tăng các báo cáo về đàn áp xuyên quốc gia. Đàn áp xuyên quốc gia là một hình thức can thiệp nước ngoài mang tính xâm lấn trong đó các quốc gia hoặc đại diện của họ tìm cách đe dọa, sách nhiễu, gây tổn hại hoặc ép buộc các cá nhân hoặc cộng đồng bên ngoài lãnh thổ của họ.”
“Đàn áp xuyên quốc gia làm suy yếu an ninh quốc gia, chủ quyền quốc gia, an toàn và nhân quyền của các nạn nhân, cũng như nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Nó tạo ‘hiệu ứng ớn lạnh’ (chilling effect) tại các quốc gia chúng ta. Đàn áp xuyên quốc gia thường nhắm đến những người bất đồng chính kiến, nhà báo, nhà bảo vệ nhân quyền, các nhóm tôn giáo thiểu số, và những người được xác định là thành viên của cộng đồng hải ngoại.”
“Chúng tôi lên án mọi hành vi của đàn áp xuyên quốc gia, bao gồm, nhưng không giới hạn, những hành vi dưới đây:
Các nhà lãnh đạo G7 cũng quan ngại về “các mối đe dọa đến từ ngoại quốc và đại diện của họ đối với công dân của chúng ta ở nước ngoài, như việc bắt giữ tùy tiện. Chúng tôi ghi nhận vai trò quan trọng của tất cả các đối tác, bao gồm xã hội dân sự, giới học thuật và khu vực tư nhân, trong việc đối phó với mối đe dọa này. Chúng tôi hoan nghênh các khuyến nghị hành động được đưa ra từ Đối thoại G7 Đa bên về Đàn áp xuyên quốc gia, được tổ chức tại Ottawa vào tháng 2 năm 2025, nhằm phát triển các chiến lược cụ thể để bảo vệ những người bị nhắm mục tiêu.”
Các nhà lãnh đạo G7 “cam kết thúc đẩy hiểu biết chung về đàn áp xuyên quốc gia, nâng cao nhận thức và thúc đẩy trách nhiệm giải trình, nhằm tăng sự trừng phạt cho những kẻ tham gia vào các hành vi đàn áp xuyên quốc gia.”
Họ đề xuất các biện pháp sau:
Xem thêm: ICIJ: ĐCSTQ đàn áp xuyên quốc gia trước các chuyến thăm của Tập Cận Bình
Đối thoại đa bên G7 về Đàn áp Xuyên Quốc gia được tổ chức tại Ottawa vào tháng 2 năm 2025. Cuộc đối thoại này quy tụ các đại diện từ chính phủ, xã hội dân sự, công ty công nghệ và các tổ chức quốc tế nhằm đề xuất các hành động cụ thể ứng phó với sự sách nhiễu, giám sát và đe dọa của các chế độ độc tài đối với những người bất đồng chính kiến ở nước ngoài. Dựa vào các thông tin hiện có, dưới đây là tóm tắt các kiến nghị chính.
Cuộc đối thoại này cũng hưởng ứng Cơ chế Phản ứng Nhanh G7 và Quy trình Pall Mall, thể hiện quyết tâm của G7 trong việc bảo vệ nhân quyền và các giá trị dân chủ trong thời đại kỹ thuật số.
Quy trình Pall Mall là một sáng kiến quốc tế được Vương quốc Anh và Pháp đồng khởi xướng vào năm 2024 với mục tiêu cốt lõi là thiết lập bộ quy tắc ứng xử quốc tế; ngăn chặn các hành vi vi phạm nhân quyền và đàn áp xuyên quốc gia (đặc biệt chú ý đến việc các chế độ độc tài sử dụng các công cụ này để giám sát những người bất đồng chính kiến, nhà báo và cộng đồng lưu vong); thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm giải trình; và tăng cường hợp tác đa phương.
Article 19, một tổ chức quốc tế về tự do ngôn luận của Anh, đã công bố một báo cáo với tiêu đề “Vươn ra toàn cầu: Cuộc đàn áp xuyên quốc gia của Trung Quốc đối với những người biểu tình trên toàn thế giới” (Going Global: China’s Transnational Repression of Protesters Worldwide). Báo cáo chỉ ra quá trình Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động một chiến dịch đàn áp xuyên quốc gia có hệ thống nhắm vào những người biểu tình ở nước ngoài và các nhà phê bình hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc, đồng thời chỉ ra rằng cuộc đàn áp xuyên quốc gia của ĐCSTQ là chiến dịch đàn áp có quy mô lớn nhất và phức tạp nhất trên thế giới.
Vào ngày 24 tháng 2, tạp chí The Diplomat có trụ sở tại Washington DC đã chỉ ra trong một bài báo dài rằng ĐCSTQ đã tăng cường kiểm soát giới truyền thông và sử dụng chiến tranh pháp lý để đàn áp những người bất đồng chính kiến, đặc biệt là cuộc đàn áp xuyên quốc gia nhắm vào nhóm Pháp Luân Công.
Từ đầu năm ngoái, ĐCSTQ đã sử dụng hệ thống truyền thông và tư pháp Hoa Kỳ để phát động một cuộc tấn công có hệ thống nhắm vào Đoàn nghệ thuật Shen Yun và Pháp Luân Công, đồng thời đưa ra lời đe dọa đến tính mạng như dọa đánh bom và xả súng trong chuyến lưu diễn toàn cầu của Shen Yun. (Xem thêm: ĐCSTQ tăng cường mạo danh Pháp Luân Công để dẫn hướng dư luận quốc tế)
Theo “Tuyên bố của các nhà lãnh đạo G7 về đàn áp xuyên quốc gia“
Đăng trên Minghui.org
Tác giả: Anh Tử
Xem thêm:
Mời xem video:
Thỏa thuận thương mại của Hoa Kỳ làm sáng tỏ triển vọng khi các nhóm…
Một nhóm thanh tra viên của IAEA đã rời Iran an toàn và đang trên…
Ông Zamir Kabulov tuyên bố rằng việc Nga chính thức công nhận chính quyền Taliban…
Từ ngày 4/7, TP. Hà Nội tổ chức phân làn trên đường Phạm Văn Đồng.…
John Hunter (1728–1793) là một trong những bác sĩ phẫu thuật lỗi lạc và có…
Khi gặp những trắc trở trên đường đời, hãy suy ngẫm bốn điều dưới đây,…