Đức Đạt Lai Lạt Ma xin lỗi sau khi đùa khiếm nhã với trẻ

Một tuyên bố trên tài khoản Twitter của Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng nhà lãnh đạo thường trêu chọc những người mà ông gặp “một cách hồn nhiên và vui tươi”.

Nhà lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, đã xin lỗi sau khi xuất hiện đoạn video cho thấy ông lè lưỡi với một cậu bé tại một sự kiện công cộng ở Ấn Độ.

“Một đoạn video đã được lan truyền cho thấy cuộc gặp gỡ gần đây khi một cậu bé hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma rằng cậu có thể ôm ngài một cái được không,” một tuyên bố được đăng hôm thứ Hai trên tài khoản Twitter của nhà lãnh đạo 87 tuổi lưu vong có 19 triệu người theo dõi cho biết.

“Ngài muốn gửi lời xin lỗi đến cậu bé và gia đình cậu, cũng như nhiều bạn bè của cậu trên khắp thế giới, vì những tổn thương mà lời nói của ngài có thể đã gây ra.”

Bài đăng còn cho biết, Đức Đạt Lai Lạt Ma thường trêu chọc những người mà ngài gặp “một cách hồn nhiên và vui tươi, ngay cả ở nơi công cộng và trước máy quay”.

Đoạn video đã lan truyền nhanh chóng trên mạng và đạt một triệu lượt xem trên Twitter, cũng cho thấy người đoạt giải Nobel dường như hôn lên môi cậu bé trước sự chứng kiến của khán giả, trong tiếng vỗ tay và cười, khi một người đàn ông ghi lại khoảnh khắc này bằng điện thoại.

Nhiều người dùng mạng xã hội đã cảm thấy sốc và chỉ trích video này.

Tuy nhiên, có người giải thích rằng ở Tây Tạng, lè lưỡi là một cách chào hỏi nhau. Cách chào truyền thống này có nguyên nhân từ thế kỷ thứ 9. Truyền thuyết kể rằng, xưa kia ở Tây Tạng có một vị vua vô cùng độc ác tên là Lang Darma. Người này có chiếc lưỡi màu đen. Sau khi ông mất, người dân nơi đây tin rằng, bạo chúa đó sẽ được đầu thai chuyển kiếp. Do đó, mọi người thường lè lưỡi để chứng tỏ rằng họ đến trong hòa bình, không phải là hóa thân của vua Lang Darma.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, người đã chạy lưu vong sang Ấn Độ vào năm 1959 sau một cuộc nổi dậy thất bại chống lại sự cai trị của Trung Quốc ở Tây Tạng, bị Bắc Kinh coi là một “kẻ ly khai nguy hiểm”.

Kể từ đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đặt thị trấn Dharamshala trên dãy Himalaya làm trụ sở chính của mình. Ấn Độ coi Tây Tạng là một phần của Trung Quốc, mặc dù Ấn Độ tiếp đón những người Tây Tạng lưu vong.

Người đoạt Giải thưởng Hòa bình đã làm việc trong nhiều thập kỷ để thu hút sự ủng hộ toàn cầu cho quyền tự chủ về ngôn ngữ và văn hóa ở quê hương miền núi xa xôi của mình.

Ngân Hà 

 

Ngân Hà

Published by
Ngân Hà

Recent Posts

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

22 phút ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

40 phút ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

46 phút ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

56 phút ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

1 giờ ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

1 giờ ago