Ngày 4/6, hàng trăm người đã biểu tình ở Stockholm phản đối luật chống khủng bố mới được thông qua nhằm giải quyết sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ đối với việc Thụy Điển gia nhập NATO.
Cuộc biểu tình được tổ chức bởi các nhóm thân Đảng Công nhân người Kurd (PKK), vốn bị Thổ Nhĩ Kỳ đặt ngoài vòng pháp luật.
Đến nay, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vẫn luôn ngăn chặn việc Thụy Điển gia nhập NATO, cáo buộc Stockholm là thiên đường cho các nhà hoạt động người Kurd.
Để giải quyết vấn đề này, Thụy Điển đã thông qua một luật mới hình sự hóa việc “tham gia vào một tổ chức khủng bố”.
“Họ đang xua đuổi người Kurd ở Thụy Điển,” ông Tomas Pettersson, phát ngôn viên của Liên minh chống NATO, nói với AFP tại cuộc biểu tình có tiêu đề “Nói Không với NATO, Nói Không với luật của Erdogan ở Thụy Điển.”
Ông Petterson nhìn nhận, ý tưởng đằng sau luật này chính là “bắt giữ, xét xử các nạn nhân”, để ông Erdogan “sau đó có thể để Thụy Điển gia nhập NATO”.
Những người biểu tình vẫy cờ PKK, cùng với các biểu ngữ “Nói Không với NATO”.
Cựu nghị sĩ Thụy Điển Amineh Kakabaveh nói với AFP, để có được tư cách thành viên của NATO, họ có thể phải chịu nhiều sự nhiễu nhương từ ông Erdogan.
Trong khi đó, phát ngôn viên của ông Erdogan tuyên bố, “hoàn toàn không thể chấp nhận được việc những kẻ khủng bố PKK tiếp tục hoạt động tự do ở Thụy Điển” và kêu gọi chính quyền Thụy Điển ngăn chặn cuộc biểu tình.
Mặc dù PKK cũng được coi là một tổ chức khủng bố ở Thụy Điển – cũng như ở phần còn lại của EU – những người ủng hộ tổ chức này thường được phép biểu tình ở nơi công cộng.
Thụy Điển và Phần Lan đã từ bỏ hàng thập kỷ không liên kết quân sự và đệ đơn xin gia nhập NATO để đáp trả cuộc xâm lược Ukraine của Nga.
Phần Lan chính thức gia nhập NATO vào tháng 4. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary hiện vẫn chưa phê chuẩn tư cách thành viên của Thụy Điển.
Bộ trưởng Tư pháp Thụy Điển hôm 2/6 nhắc lại rằng, luật mới không nhằm tấn công quyền tự do ngôn luận.
Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Tobias Billstrom hôm 1/6 đã ca ngợi luật mới là bước cuối cùng của Thụy Điển theo một hiệp định đã ký với Thổ Nhĩ Kỳ vào năm ngoái để Ankara phê chuẩn tư cách thành viên NATO của Stockholm.
Sau cuộc gặp với ông Erdogan ở Thổ Nhĩ Kỳ, người đứng đầu NATO Jens Stoltenberg hôm 4/6 đã kêu gọi Ankara ngừng phản đối đề xuất của Thụy Điển, nhấn mạnh Stockholm đã giải quyết những lo ngại về an ninh.
Ankara đã đình chỉ các cuộc đàm phán với Thụy Điển trong sự phẫn nộ sau các cuộc biểu tình hồi tháng 1 đầu năm, bao gồm cả việc người biểu tình đốt một cuốn Kinh Qur’an bên ngoài Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Stockholm.
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…