Quân đội Mỹ hôm thứ Bảy (3/6) cho biết một tàu hải quân Trung Quốc đã di chuyển theo “cách thức không an toàn” gần một tàu khu trục Mỹ đang quá cảnh qua Eo biển Đài Loan. Mỹ đổ lỗi Trung Quốc hung hăng, trong khi Bắc Kinh cho rằng Washington cố tình khiêu khích, lầm mất ổn định khu vực.
Bộ Chỉ huy Ấn Độ – Thái Bình Dương của Mỹ (USINDOPACOM) phát đi tuyên bố hôm 3/6 cho hay một tàu hải quân Trung Quốc “đã tiến hành di chuyển theo cách thức không an toàn rất gần tàu khu trục Chung-Hoon của Mỹ” khi tàu này đang quá cảnh qua Eo biển Đài Loan hôm 3/6.
Tuyên bố của USINDOPACOM nói rằng tàu của Bắc Kinh “đã vượt qua tàu khu trục Chung-Hoon bên sườn trái và đã vượt qua mũi tàu ở khoảng cách 150 yard (khoảng 137 m). Tàu Chung-Hoon vẫn duy trì lộ trình và giảm tốc độ chậm lại 10 hải lý để tránh va chạm”.
Phía quân đội Mỹ cho biết thêm rằng tàu Trung Quốc sau đó “đã vượt qua vũi tàu Chung-Hoon lần hai ở mạn phải tàu cách 2.000 yard (1.828 m) và điểm gần nhất cách mạn trái đằng mũi tàu Chung-Hoon 150 yard (khoảng 137 m)”.
Vụ việc nêu trên xảy ra khi tàu khu trục Chung-Hoon di chuyển qua Eo biển Đài Loan cùng với một tàu chiến của Canada trong một nhiệm vụ diễn tập chung qua vùng biển nhạy cảm chia tách đảo Đài Loan và Trung Quốc đại lục.
Quân đội Trung Quốc cho biết họ đã giám sát hành trình của hai tàu Mỹ và Canada, nhưng không đề cập tới vụ gần va chạm.
Phát ngôn viên Shi Yi của Bộ chỉ huy miền Đông của Hải quân Trung Quốc cho hay: “Các quốc gia liên quan đang cố tình tạo ra rắc rối tại Eo biển Đài Loan, chủ ý khuấy động rủi ro, và gây hại cho hòa bình và ổn định khu vực”.
Trong khi đó, bộ ngoại giao Trung Quốc đã bảo vệ hành động của hải quân nước này trong vụ việc gần va chạm với tàu khu trục Mỹ trên Eo biển Đài Loan hôm 3/6. Họ nói rằng cái gọi là những màn tuần tra “tự do hàng hải” là hành động gây hấn nhắm vào Bắc Kinh.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Li Shangfu (Lý Thượng Phúc) trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm 4/6 đã nói Bắc Kinh không quan tâm đến cái mà ông gọi là “đi qua vô hại”, mà họ phải “ngăn chặn những nỗ lực cố ý sử dụng tuần tra tự do hàng hải, đi qua vô hại để thực hiện bá quyền hàng hải”.
Trước đó, cũng tại Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin hôm 3/6 nói rằng Washington sẽ không “nao núng trước hành vi bắt nạt hay cưỡng ép” và rằng sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện trên Eo biển Đài Loan và Biển Đông, nơi Bắc Kinh đang ngày càng quyết đoan hơn trong tuyên bố chủ quyền.
Tuy nhiên, ông Lý Thượng Phúc khẳng định rằng Mỹ và đồng minh của Mỹ phải chịu trách nhiệm về sự gia tăng căng thẳng trong khu vực. Ông khuyên Washington nên “đặt tâm vào chính không phận và vùng biển thuộc lãnh thổ của họ”.
Ông Lý nói thêm: “Tại Trung Quốc chúng tôi luôn nói, ‘nên lo chuyện của mình thì hơn’”.
Các tàu chiến của Mỹ vẫn thường xuyên di chuyển qua Eo Biển Đài Loan riêng rẽ hoặc tuần tra cùng các đồng minh. Lần di chuyển chung Mỹ – Canada gần nhất là vào tháng 9/2022.
Sự vụ xảy ra hôm 3/6 là lần thứ hai trong vòng chưa đến 10 ngày các phương tiện quân sự Mỹ, Trung gần đụng độ nhau.
Hôm 26/5, một phi cơ chiến đấu Trung Quốc đã bay trực diện trong khoảng cách 400 feet trước mũi một chiếc máy bay trinh sát RC-135 của Mỹ trên vùng trời Biển Đông.
Hải Đăng (T/h)
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…