Lầu Năm Góc hôm thứ Sáu cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin “tuyệt đối không nên” tham gia hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay ở Indonesia.
Indonesia đã bị Mỹ phàn nàn vì đã mời Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng như Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tham dự hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 (G20) vào tháng 11, Tổng thống Joko Widodo cho biết hôm thứ Sáu (29/4).
Jakarta, quốc gia giữ chức chủ tịch G20 năm nay, đã phải chịu áp lực nặng nề từ phương Tây, dẫn đầu là Mỹ, để loại trừ Nga khỏi G20, nhưng Jakarta đã lập luận rằng họ phải giữ tính “khách quan”.
“Tôi đã mời Tổng thống Zelensky tham dự hội nghị thượng đỉnh G20”, ông Widodo nói, cho thấy rằng một thỏa hiệp đã đạt được sau áp lực từ Tổng thống Mỹ Joe Biden và những người khác.
Trong một cuộc điện đàm với ông Widodo, ông Putin đã xác nhận rằng ông sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh diễn ra trên đảo Bali, nhà lãnh đạo Indonesia cho biết thêm.
Nga là thành viên G20, trong khi Ukraine thì không.
Chính quyền của Biden đã nói rõ quan điểm của mình về lời mời đối với ông Putin vào thứ Sáu.
“Ông ấy [Putin] đã cô lập Nga bằng chính hành động của mình và nên tiếp tục bị cộng đồng quốc tế cô lập”, Thư ký Báo chí Lầu Năm Góc John Kirby nói trong một lần xuất hiện trên CNN.
Kirby cho biết ông tin rằng việc cộng đồng quốc tế “tiếp tục đối xử với Nga như thể mọi thứ là bình thường,” là “không phù hợp.”
Người phát ngôn cho biết: “Putin đã tự cô lập mình và ông ấy vẫn nên tiếp tục gánh chịu hậu quả từ những hành động của mình ở Ukraine.”
“Tổng thống đã bày tỏ công khai phản đối việc Tổng thống Putin tham dự G20. Chúng tôi hoan nghênh những người Ukraine tham dự”, Thư ký báo chí của Biden Jen Psaki cho biết tại Washington.
“Chúng tôi đã truyền đạt quan điểm của mình rằng chúng tôi không nghĩ (Nga) nên tham gia một cách công khai hay riêng tư”, bà nói với các phóng viên, đồng thời nói thêm rằng Washington hiểu lời mời đã được đưa ra “trước cuộc xâm lược”.
Trong khi đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên rằng ông Putin đã chúc cho nhiệm kỳ chủ tịch G20 của Indonesia “thành công”.
Ông nói: “(Nhưng) trong thời điểm hiện tại, còn quá sớm để đưa ra các cách thức tham gia của Nga.”
Hiện cũng chưa rõ liệu TT Zelensky có tham dự G20 hay không.
Phương Tây đã cố gắng cô lập Nga về mặt ngoại giao kể từ khi bắt đầu cuộc tấn công quân sự vào tháng Hai.
Một cuộc họp của các bộ trưởng tài chính G20 vào tháng 4 tại Washington đã cho thấy sự chia rẽ sâu sắc trong nhóm các nền kinh tế lớn trên thế giới, với việc Mỹ và một số đồng minh bước ra khỏi khán phòng khi các đại diện của Nga phát biểu.
Nhưng Indonesia, giống như hầu hết các nền kinh tế mới nổi lớn, đã cố gắng duy trì quan điểm trung lập.
Hôm thứ Sáu, ông Widodo cho biết Indonesia sẽ không gửi vũ khí cho Ukraine theo yêu cầu từ TT Zelensky, thay vào đó sẽ gửi viện trợ nhân đạo.
Cuộc chiến ở Ukraine một lần nữa trở thành tâm điểm thảo luận vào thứ Sáu khi ông Widodo nói chuyện với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida.
Tổng thống Indonesia kêu gọi chấm dứt ngay lập tức các hành động thù địch và nhấn mạnh sự cần thiết của một “giải pháp hòa bình”.
Ông Kishida đồng ý rằng bạo lực phải chấm dứt, nhưng sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ hơn để mô tả cuộc xung đột.
Ông nói: “Việc xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thông qua sử dụng vũ lực và đe dọa, cũng như nỗ lực đơn phương thay đổi hiện trạng bằng vũ lực là không thể chấp nhận được ở bất kỳ khu vực nào”.
Sau khi hé lộ một số chi tiết và hình ảnh vụ Nga đáp trả…
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…