(Ảnh minh họa: EQRoy / Shutterstock)
Theo The Times, Trung Quốc đã công bố kế hoạch tổ chức duyệt binh tại Bắc Kinh, đánh dấu kỷ niệm 80 năm chiến thắng phát xít Nhật trong Thế chiến II vào tháng Chín, và phía Moskva đã xác nhận rằng Tổng thống Putin sẽ tới tham dự. Gần đây, cũng có tiếng nói gợi ý phía Trung Quốc (ĐCSTQ) rằng Bắc Kinh nên mời Tổng thống Mỹ Donald Trump đến tham dự.
Liên Xô, Trung Quốc và Mỹ đã từng hợp tác chống phát xít Nhật trong Thế chiến II. Cả giới phân tích cùng nhiều người dân Trung Quốc đã kêu gọi Chủ tịch Tập hãy “nắm bắt cơ hội”, mời Tổng thống Trump và chủ trì một hội nghị ba bên nhân dịp lễ kỷ niệm sắp tới.
Giáo sư Kim Xán Vinh thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc và là một học giả nổi tiếng nói với trang tin Guancha vào tháng trước rằng: “Tại sao không kết hợp chuyến thăm của Tổng thống Trump và lễ kỷ niệm ngày 3/9? Nếu 3 nhà lãnh đạo Trung Quốc, Mỹ và Nga cùng xuất hiện trong lễ duyệt binh, đây sẽ có thể là một tín hiệu tích cực mạnh mẽ đối với thế giới.”
Theo The Times, Bắc Kinh “đã ngầm khuyến khích suy đoán” xung quanh vấn đề này khi từ chối bác bỏ bản tin của hãng tin Nhật Bản Kyodo News vào tháng trước, trong đó khẳng định rằng quyết định mời Tổng thống Trump đã được đưa ra.
Tuy nhiên, Wen-Ti Sung, nhà phân tích chính trị Trung Quốc tại Đài Loan, cho rằng lễ tưởng niệm tháng Chín cũng là cách đánh lạc hướng trước những rắc rối chính trị của ông Tập, bao gồm nền kinh tế trì trệ.
“Lễ kỷ niệm ngày càng quan trọng vì nó khơi dậy niềm tự hào dân tộc có thể tạm thời che lấp bất mãn trong nước,” ông nói.
Theo The Times, các cố vấn của Trump có thể khuyên ông không nên nhận lời – bởi điều đó sẽ là chiến thắng chính trị cho cả hai đối thủ, đặc biệt là ông Tập.
“Tôi nghĩ khả năng là rất thấp,” ông Sung nói. “Trung Quốc có thể mời ông Trump, nhưng ông Trump khó có thể đồng ý.
“Đúng là ông Trump muốn cảm thấy mình là nhân vật lịch sử vĩ đại, và được đứng chung sân khấu với hai lãnh đạo cường quốc khác, nhưng ông ấy sẽ muốn gặp họ trên đất Mỹ. Tôi không thấy ông Trump hứng thú với việc trở thành một trong ‘ba người bạn’ tại bữa tiệc của ông Tập Cận Bình.”
Mối quan hệ 3 bên giữa Washington, Bắc Kinh và Moskva đã trở nên xấu đi trong những năm qua do cuộc chiến tranh Nga-Ukraine, các cáo buộc về chiến tranh mạng Trung Quốc và Mỹ đã mô tả đây là những hành vi thương mại “bất chính”.
Từ khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai vào tháng 1/2025, Tổng thống Trump đã cố gắng hâm nóng mối quan hệ ngoại giao với Nga và thúc đẩy tiến trình hòa giải trong cuộc xung đột Nga-Ukraine. Tuy nhiên, vào thứ Hai (14/7), ông đã tỏ ra bất mãn với tốc độ tiến triển của đàm phán và đe dọa áp 100% thuế phụ lên các đối tác thương mại của Nga nếu cuộc xung đột không được giải quyết trong vòng 50 ngày.
Tổng thống Trump cũng đã khơi lại cuộc chiến thương mại với chính quyền Bắc Kinh, khiến thị trường tài chính toàn cầu chao đảo hồi đầu năm 2025. Cuộc đối đầu thuế quan ăn miếng trả miếng lên đến đỉnh điểm với mức thuế 145% mà Mỹ áp lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và phía Bắc Kinh cũng đáp trả mức thuế 125%. Căng thẳng dường như đã dịu đi sau một thỏa thuận thương mại vào tháng trước, theo đó Trung Quốc nới lỏng các hạn chế đối với xuất khẩu khoáng sản đất hiếm quan trọng.
Dưới đây là trích đoạn một phần trong “Cửu bình” (9 bài bình luận về ĐCSTQ), trong đó cho biết, ĐCSTQ luôn luôn tự nhận là đã lãnh đạo nhân dân Trung Quốc đánh bại quân xâm lược Nhật, tuy nhiên có quá nhiều tư liệu lịch sử cho thấy rằng ĐCSTQ đã cố tình tránh giao tranh trong chiến tranh Trung–Nhật. ĐCSTQ chỉ cản trở nỗ lực chống Nhật bằng cách lợi dụng cơ hội khi Quốc Dân Đảng tham chiến để phát triển lực lượng của chính nó.
Chỉ có hai trận chiến lớn mà ĐCSTQ đã tham gia là “Chiến dịch Bình hình quan” và “Đại chiến bách đoàn”. Trong “Chiến dịch Bình hình quan”, ĐCSTQ chẳng phải là lãnh đạo cũng không phải là quân chủ lực đã tham gia hay chỉ huy trận chiến gì cả. Thay vào đó, quân của ĐCSTQ chỉ phục kích các đơn vị hậu cần của quân Nhật mà thôi. Còn trong trận “Đại chiến bách đoàn”, nội bộ ĐCSTQ đã tin rằng tham dự vào trận chiến này là vi phạm chính sách chiến lược của Trung ương Đảng. Sau hai trận chiến này, Mao Trạch Đông và quân đội ĐCSTQ đã không tham gia vào bất kỳ trận chiến quan trọng nào cả, và cũng không có anh hùng chiến tranh Trung–Nhật nào như Đổng Tồn Thụy trong cuộc chiến với Quốc Dân Đảng năm 1948 hay Hoàng Kế Quan trong chiến tranh Triều Tiên. Chỉ có một số ít sĩ quan quân đội cao cấp của ĐCSTQ chết trên chiến trường chống Nhật. Cho đến nay, ĐCSTQ thậm chí còn không thể công bố con số thương vong của nó trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật, cũng không có ai có thể tìm thấy nhiều tượng đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ của ĐCSTQ trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật trên mảnh đất Trung Quốc rộng lớn.
Vào thời kỳ đó, ĐCSTQ đã thành lập một “Chính phủ vùng biên” ở các tỉnh Thiểm Tây, Cam Túc, Ninh Hạ rất xa chiến tuyến. Dùng thuật ngữ hiện đại, ĐCSTQ đã thực hiện “một quốc gia hai chế độ” hay “hai Trung Quốc” bên trong Trung Quốc. Mặc dù các sĩ quan chỉ huy của ĐCSTQ không thiếu nhiệt huyết kháng Nhật, nhưng những người lãnh đạo cao cấp của ĐCSTQ đã không thực lòng chiến đấu trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật. Thay vào đó, họ đã thực hiện các biện pháp bảo tồn các nguồn lực của mình và lợi dụng chiến tranh như một cơ hội để tự gia tăng sức mạnh. Khi Trung Quốc và Nhật Bản nối lại quan hệ ngoại giao năm 1972, Mao Trạch Đông đã tiết lộ sự thật với Thủ tướng Nhật Bản Kakuei Tanaka rằng ĐCSTQ phải cảm ơn Nhật Bản, vì nếu không có chiến tranh Trung-Nhật, ĐCSTQ sẽ không thể giành được chính quyền ở Trung Quốc.
Trên đây là sự thật về lời tuyên bố lừa dối của ĐCSTQ rằng nó đã lãnh đạo nhân dân Trung Quốc qua 8 năm kháng chiến chống Nhật và cuối cùng đã giành được thắng lợi.
Hơn một nửa thế kỷ sau, sau sự kiện khủng bố hôm 11/9 xảy ra trên đất Mỹ, nỗ lực chống khủng bố đã trở thành một trọng tâm toàn cầu. ĐCSTQ lại một lần nữa sử dụng các sách lược lừa đảo tương tự như việc giả vờ kháng Nhật trước kia. Viện cớ chống khủng bố, ĐCSTQ đã gán nhãn hiệu “khủng bố” cho nhiều tín đồ tôn giáo, những người bất đồng chính kiến và những người liên quan đến các cuộc xung đột lãnh thổ hay sắc tộc. Với chiêu bài chống khủng bố quốc tế, ĐCSTQ đã phát động nhiều cuộc đàn áp bạo lực.
Ngày 27 tháng 9 năm 2004, Tân Hoa Xã đã trích lời của tờ báo Tân Kinh nói rằng Bắc Kinh có thể thành lập phòng chống khủng bố đầu tiên trong số tất cả các tỉnh và thành phố ở Trung Quốc. Một số phương tiện thông tin đại chúng ủng hộ ĐCSTQ ở hải ngoại thậm chí còn đưa tin với hàng tít lớn rằng: “Phòng 610 tham gia chống khủng bố”, (‘Phòng 610’ là một mạng lưới các cơ quan chính quyền ở các cấp được thành lập chỉ là để đàn áp các học viên Pháp Luân Công), tuyên bố rằng phòng chống khủng bố sẽ tập trung vào việc tấn công “các tổ chức khủng bố”, bao gồm Pháp Luân Công.
ĐCSTQ dán nhãn hiệu “khủng bố” lên những người không có vũ khí trong tay, không đánh trả lại khi bị đánh đập và không nói lại khi bị lăng mạ, những người thỉnh nguyện ôn hòa cho quyền được tin theo tín ngưỡng của mình. Lợi dụng xu thế chống khủng bố, ĐCSTQ đã điều động “lực lượng chống khủng bố đặc biệt”, được trang bị đến tận răng, để thực hiện cuộc trấn áp nhanh chóng đối với những người ôn hòa không có khả năng tự vệ này (những học viên Pháp Luân Công). Hơn thế nữa, ĐCSTQ đã lợi dụng cái cớ chống khủng bố để trốn tránh sự chú ý và lên án của cộng đồng quốc tế đối với việc nó đàn áp Pháp Luân Công. Những thủ đoạn lừa dối mà ĐCSTQ sử dụng ngày hôm nay không khác gì những thứ mà nó đã dùng trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật và là những thủ đoạn vô liêm sỉ đối với một vấn đề nghiêm túc như việc chống khủng bố quốc tế.
Minh Hoàng
Barbara Nowacka, Bộ trưởng Giáo dục Ba Lan, đã yêu cầu trong bức thư gửi…
Báo Quân đội Nhân dân đưa tin, chiều 19-7, tàu QN 7105 trong quá trình…
Ngày 18/7, Tổng thống Donald Trump đã ký ban hành đạo luật GENIUS tạo khung…
Những nỗ lực của Pháp nhằm giải quyết tình trạng thâm hụt ngày càng tăng…
Mưa lớn kèm sấm chớp, gió to cùng những đợt mưa đá đang đổ xuống…
Mỗi đứa trẻ đều có cá tính và tốc độ phát triển riêng. Khi cha…