Theo Reuters đưa tin, ngày thứ hai trong chuyến thăm Myanmar của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông đã cùng Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi ký hàng chục thỏa thuận xây dựng cơ sở hạ tầng, bà Aung San Suu Kyi đã dùng tiếng Myanmar để đăng tuyên bố về chuyến thăm lần này lên trang Facebook chính thức của mình. Tuy nhiên, khi dịch sang tiếng Anh, tên của ông Tập Cận Bình được dịch thành “Shithole” (hố phân), và còn xuất hiện nhiều lần. Ông Tập Cận Bình vì thế mà cũng bị gọi là “Mr Shithole”, tin bài hàng đầu trên trang tin trực tuyến Irrawaddy tại Myanmar cũng vì thế mà xuất hiện tiêu đề “Tiệc tối chiêu đãi chủ tịch hố phân” (Dinner honors president shithole), v.v.
Ngày 17/1/2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi bắt tay nhau tại lễ tiếp đón được tổ chức tại Phủ Tổng thống ở Thủ đô Naypyidaw của Myanmar (Ảnh: Getty Images)
Hiện vẫn chưa rõ vấn đề này đã kéo dài trong thời gian bao lâu, nhưng chức năng dịch thuật của Google không xuất hiện lỗi tương tự.
Hôm thứ Bảy (18/1), Facebook cho biết, đang cố gắng tìm hiểu vì sao khi dịch tiếng Myanmar sang tiếng Anh tên của ông Tập Cận Bình lại bị dịch thành “Shithole”, đồng thời cho biết lỗi dịch thuật này đã được sửa chữa.
Facebook sau đó cũng tuyên bố: “Chúng tôi đã giải quyết vấn đề dịch thuật từ tiếng Myanmar sang tiếng Anh trên Facebook, và đang cố gắng xác định nguyên nhân gây ra sự cố này để đảm bảo nó không lặp lại nữa”, “Vấn đề này không đại biểu cho cách thức mà sản phẩm của chúng tôi nên hoạt động, chúng tôi chân thành xin lỗi vì gây ra sự xúc phạm này.”
Theo Reuters đưa tin từ tuần trước, Trung Quốc là quốc gia đem lại lợi nhuận lớn thứ 2 cho Facebook, chỉ đứng sau Mỹ; công ty công nghệ này đang thành lập đội ngũ kỹ sư mới chuyên chú về nghiệp vụ quảng cáo với lợi nhuận lớn.
Quá khứ, Facebook cũng gặp phải nhiều vấn đề về dịch thuật từ tiếng Myanmar. Năm 2018, Reuters từng đưa tin công cụ dịch của Facebook cho kết quả kỳ lạ, một bài đăng kêu gọi sát hại người Hồi giáo Rohingya trên Facebook, khi được dịch sang tiếng Anh lại thành “Ở Myanmar tôi không nên có cầu vồng”. Facebook từng tạm thời xóa bỏ chức năng dịch thuật này.
Một điều cuộc tra đã cho thấy Facebook chưa nỗ lực xóa bỏ những bài đăng bằng tiếng Myanmar có ý châm chọc người Hồi giáo Rohingya. Liên Hợp Quốc cho biết, có 730.000 người đào thoát trong năm 2017 đã chạy trốn khỏi các cuộc đàn áp quân sự của quân đội Myanmar, Liên Hợp Quốc gọi đây là xuất phát từ “ý đồ diệt chủng”.
Trí Đạt
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…