Miệng núi lửa ở Tonga biến mất khỏi mặt nước gây khó khăn trong việc theo dõi

Sau vụ phun trào kinh người vào cuối tuần qua, miệng của núi lửa ở Tonga biến mất khỏi mặt nước và không thể nhìn thấy từ vệ tinh, điều này khiến việc theo dõi thêm khó khăn. Các nhà khoa học cho biết, ngoài sự không dung hợp giữa nước và lửa, rõ ràng có một lực lớn hơn đã gây ra sự phun trào của ngọn núi lửa đang hoạt động dưới đáy biển ở Tonga.

Núi lửa ở Quốc đảo Tonga thuộc Thái Bình Dương phun trào vào tối 15/1. (Nguồn ảnh: Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ, NOAA).

Núi lửa Hunga-Tonga-Hunga-Ha’apai, cách đảo Fonuafo’ou ở Tonga khoảng 30 km về phía đông nam, nằm trong Vành đai núi lửa Thái Bình Dương (Pacific Ring of Fire) dễ xảy ra động đất. Lần này, nó phun trào liên tiếp vào thứ 6 tuần trước (14/1) và thứ 7 tuần trước (15/1), gây ra sóng thần ở Thái Bình Dương, tại New Zealand cách 2.300 km cũng có thể nghe thấy tiếng nổ cực lớn.

Tổng hợp thông tin từ các kênh truyền thông, vụ phun trào núi lửa “đã được cảm nhận trên toàn thế giới”. Cảnh báo hoặc nhắc nhở về sóng thần đã được ban bố từ Alaska của Mỹ đến Mexico và Chile. Có báo cáo về các vụ lật tàu ở miền bắc New Zealand và Nhật Bản. Gần 230.000 người ở Nhật Bản phải sơ tán. Hồng Kông, Đài Loan và Scotland của Vương quốc Anh phát hiện áp suất không khí tăng cao, sóng cao bất thường ở Peru.

Mặc dù không có báo cáo trực tiếp về thương vong từ các nơi vào ngày 16/1, thông tin liên lạc của toàn bộ đảo Tonga đã bị cắt, và tình hình thảm họa sau đó có thể xuất hiện. Cư dân thủ đô Nuku’alofa cho biết nhà cửa đã bị nước tràn vào, tro bụi núi lửa và cát mịn rơi xuống từ trên bầu trời, và khoảng 80.000 người ở quốc gia này có thể bị ảnh hưởng.

Sau khi phun trào, miệng núi lửa biến mất khỏi mặt nước

Theo Reuters, sau vụ phun trào kinh người, miệng núi lửa biến mất khỏi mặt nước và không còn nhìn thấy nó từ vệ tinh.

Bà Janine Krippner, một nhà nghiên cứu núi lửa tại New Zealand thuộc Chương trình Núi lửa Toàn cầu Smithsonian (Smithsonian Global Volcanism Program) cho biết: “Mối quan tâm lúc này là chúng ta có quá ít thông tin, điều này thật đáng sợ.”

Cơ quan Dịch vụ địa chất Tonga, nơi giám sát núi lửa, đã không thể liên lạc được vào thứ Hai (ngày 17/1). Phần lớn liên lạc với Tonga đã bị gián đoạn sau khi cáp thông tin liên lạc chính dưới biển bị đứt.

“Khi miệng phun của núi lửa thấp hơn mặt nước, không có gì cho chúng ta biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.” Bà Krippner cho biết các thiết bị tại hiện trường có khả năng đã bị phá hủy trong vụ phun trào.

Cộng đồng nghiên cứu núi lửa đang tập hợp dữ liệu và kiến ​​thức chuyên môn tốt nhất hiện có để xem xét vụ phun trào này và dự đoán hoạt động núi lửa trong tương lai.

Các nhà khoa học: Vụ nổ kinh ngạc được gây ra bởi một lực lớn hơn

Các nhà khoa học đã phân tích rằng lần này núi lửa có tốc độ phun trào “đáng kinh ngạc” và cho thấy có một có một lực lớn hơn đang khởi tác dụng, chứ không chỉ là mắc ma và nước gặp nhau gây ra. 

Ông Raymond Cas, một giáo sư về núi lửa tại Đại học Monash, Australia, cho biết khi mắc ma quá nhiệt bốc lên nhanh chóng và gặp nước làm mát, lượng lớn chất khí trong núi lửa cũng sinh ra và làm tăng thêm cường độ của vụ nổ.

Cường độ vụ nổ của núi lửa lần này dữ dội đến mức các vệ tinh không gian không chỉ chụp được đám mây tro bụi khổng lồ, mà còn cả sóng xung kích trong khí quyển phát ra từ miệng núi lửa với tốc độ gần bằng tốc độ âm thanh.

Các bức ảnh và video cho thấy những đám mây xám tro núi lửa lượn lờ trên Nam Thái Bình Dương, những con sóng cao một mét tràn vào bờ biển Tonga và quét qua thủ đô Nuku’alofa, mọi người liên tiếp chạy lên chỗ cao lánh nạn, liên lạc cũng bị cắt đứt.

Australia và New Zealand đã gửi máy bay giám sát vào hôm thứ Hai (17/1) để đánh giá thiệt hại của Tonga, quốc đảo Thái Bình Dương này hiện bị cắt đứt liên lạc với phần còn lại của thế giới.

Cục Khí tượng Úc cho biết họ đã ghi nhận một đợt sóng thần 1,2m gần Nuku’alofa lúc 5h30 chiều ngày 15/1 theo giờ địa phương.

Ngọn núi lửa này hoạt động vào ngày 20/12/2021, nhưng vào ngày 11/1/2022, nó được tuyên bố là đang trong trạng thái ngủ.

Ngày 21/12/2021, núi lửa Hunga-Tonga-Hunga-Ha’apai phun trào đám mây khí trắng, được nhìn thấy từ đường bờ biển gần Nuku’alofa, thủ đô của Tonga. (Nguồn: Getty Images)

Một số chuyên gia đã so sánh vụ phun trào này với vụ phun trào năm 1991 của núi lửa Pinatubo ở Philippines, khoảng 800 người thiệt mạng trong vụ phun trào lớn thứ hai trong thế kỷ 20 này.

Giáo sư Shane Cronin, nhà nghiên cứu về núi lửa của Đại học Auckland, cho biết vụ phun trào lần này là một trong những vụ núi lửa phun trào lớn nhất ở Tonga trong 30 năm qua.

Trước khi núi lửa phun trào, lượng tia chớp điện tăng mạnh

Ngày 21/12/2021, núi lửa Hunga-Tonga-Hunga-Ha’apai phun trào đám mây khí trắng, được nhìn thấy từ đường bờ biển gần Nuku’alofa, thủ đô của Tonga. (Nguồn: Getty Images)

Nhà khí tượng học người Mỹ Chris Vagasky qua nghiên cứu nhận thấy rằng trong những ngày trước khi phun trào, lượng tia chớp điện xung quanh núi lửa đã tăng lên khoảng 30.000 lần. Vào ngày phun trào, ông đã phát hiện 400.000 tia chớp trong 3 giờ đồng hồ, tức 100 tia chớp mỗi giây.

So sánh với vụ phun trào của núi lửa Anak Krakatau ở Indonesia năm 2018, có khoảng 8.000 tia sét mỗi giờ. Trong đợt phun trào đó, một phần của miệng núi lửa đã sụp xuống eo biển Sunda và gây ra sóng thần ập xuống phía tây Java, khiến hàng trăm người thiệt mạng.

Ông Raymond Cas cho biết, rất khó dự đoán hoạt động tiếp theo. Miệng núi lửa có thể tiếp tục giải phóng khí và các vật chất khác trong nhiều tuần hoặc vài tháng.

Ông nói: “Sẽ không ngạc nhiên nếu có thêm một vài vụ phun trào nữa, mặc dù có thể không lớn như vụ phun trào hôm thứ Bảy. Một khi núi lửa thoát khí, thì nó có thể ổn định trở lại.”

Lâm Nghiên, Epoch Times

Xem thêm:

Lâm Nghiên

Published by
Lâm Nghiên

Recent Posts

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

41 phút ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

1 giờ ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

3 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

4 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

5 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

5 giờ ago