Một số thành viên của Liên minh châu Âu đang yêu cầu áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với năng lượng nhập khẩu từ Nga do Moscow tiến hành xâm lược Ukraine, cho dù giá dầu tăng trở lại trong bối cảnh lo ngại về các lệnh trừng phạt mới.
“Nhìn vào mức độ tàn phá ở Ukraine ngay bây giờ, rất khó để biện giải rằng chúng ta không nên chuyển sang [trừng phạt] lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là dầu và than đá,” Ngoại trưởng Ireland Simon Coveney cho biết tại một cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao EU hôm 21/3.
Bộ trưởng Ngoại giao Lithuania Gabrielius Landsbergis đồng ý với người đồng cấp Ireland, nhấn mạnh rằng “không thể tránh khỏi việc chúng ta bắt đầu nhằm vào lĩnh vực năng lượng, và chắc chắn là về dầu mỏ bởi đây là nguồn thu lớn nhất cho ngân sách của Nga”.
EU đã áp dụng một số biện pháp trừng phạt đối với Nga, loại trừ 7 ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT và đóng băng tài sản của Ngân hàng trung ương Nga. Tuy nhiên, họ vẫn chưa áp đặt bất kỳ lệnh trừng phạt lớn nào đối với hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga, chủ yếu là do khu vực này phụ thuộc nhiều vào nước này. Khoảng 40% nguồn cung cấp khí đốt của EU đến từ Nga.
Các quốc gia như Đức và Ý phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga, trong khi Ba Lan và Đan Mạch phụ thuộc vào than của Nga.
Trên thực tế, vẫn có sự chia rẽ trong việc trừng phạt ngành năng lượng của Nga. Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cảnh báo, việc EU hoàn toàn không nhập khẩu dầu khí của Nga trong thời gian tới là không thể, trong khi các quốc gia Baltic như Lithuania đang thúc đẩy lệnh cấm vận dầu mỏ.
Phát ngôn viên Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, trao đổi với các phóng viên hôm 21/3, việc trừng phạt hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga sẽ có “tác động rất nghiêm trọng” đối với thị trường dầu mỏ toàn cầu và “tác động xấu” đến cán cân năng lượng trên lục địa.
Phó thủ tướng Nga, cũng là cựu Bộ trưởng Năng lượng Alexander Novak lưu ý, giá dầu có thể tăng lên 300 USD/thùng, thậm chí “giá dầu có thể đạt 500 USD/thùng” nếu phương Tây từ bỏ dầu của Nga.
Giá dầu Brent tăng mạnh hôm 21/3 khi các ngoại trưởng EU thảo luận về lệnh cấm năng lượng tiềm năng của Nga. Giá dầu Brent giao tháng 5 được giao dịch ở mức 114,57 USD/thùng vào lúc 12:54 chiều EDT ngày 21/3, tăng 5 USD so với mức mở cửa khoảng 109,35 USD.
Trong một diễn biến khác, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ gặp các thành viên của EU, NATO và G7 trong tuần này để tăng cường phản ứng của phương Tây trước cuộc tấn công của Moscow vào Ukraine.
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…