Mỹ thử vũ khí bội siêu thanh thành công, có thể thay đổi luật chơi

Một phát ngôn viên của Lực lượng Không quân Mỹ cho biết, một tên lửa bội siêu thanh có tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh đã được phóng thành công ngoài khơi California hôm 14/5, động thái này đã tạo nên lịch sử và thay đổi luật chơi.

Người phụ trách Phi đội bay thử nghiệm số 419, Trung tá Michael nói: “Đội ngũ có tay nghề cao của chúng tôi đã làm nên lịch sử với vũ khí bội siêu thanh phóng từ trên không đầu tiên này…  Chúng tôi đang nỗ lực để đưa vũ khí thay đổi cuộc chơi này đến tay các chiến binh một cách sớm nhất”.

Hôm thứ Bảy (21/5) tại Căn cứ Không quân Edwards ở California, một máy bay chiến đấu B-52H (Stratofortress) đã bắn một vũ khí phản ứng nhanh AGM-183A từ trên không, điều hành chương trình là Tướng Heath Collins cho hay đây là một thành tựu lớn của Lực lượng Không quân Mỹ. Ông nói: “Sự bền bỉ và chuyên nghiệp là chìa khóa để vượt qua những thách thức trong năm qua và đạt được thành công trong thời gian gần đây. Chúng tôi đã sẵn sàng tiếp tục phát triển công nghệ siêu thanh”.

Các vũ khí mới sẽ mở rộng khả năng tấn công chính xác, đặc biệt là chống lại các mục tiêu trên đất liền được bảo vệ nghiêm ngặt.

Tờ ‘The Times’ của Anh chỉ ra, vũ khí bội siêu thanh không thể bị bắn hạ bởi các hệ thống phòng thủ tên lửa thông thường, vì độ cao bay của chúng thường thấp hơn tên lửa đạn đạo và tốc độ của chúng có thể đạt hơn 5 lần tốc độ âm thanh với mức khoảng 6.200 km/giờ.

Hiện nay có hai loại vũ khí siêu thanh chính: tên lửa lượn và tên lửa hành trình. Không giống như tên lửa đạn đạo thông thường, vũ khí siêu thanh không bay theo quỹ đạo cong định trước mà sử dụng không khí để di chuyển khi bay, khiến đối phương không rõ mục tiêu là gì, vũ khí này còn có thể mang đầu đạn hạt nhân cũng như đầu đạn thông thường.

Các nước đang chạy đua để phát triển loại vũ khí này, trong đó Trung Quốc, Mỹ và Nga là tiên tiến nhất, ngoài ra còn các nước khác như Anh, Úc, Pháp và Đức.

Nhà nghiên cứu cấp cao Barry Douglas trong lĩnh vực hàng không quân sự tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Mỹ nói rằng hiện nay, công nghệ đối phó với vũ khí bội siêu thanh vẫn chưa được phát triển, “những vũ khí siêu tốc này vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu ban đầu, vì vậy suy nghĩ về cách đối phó với những vũ khí như vậy ở một mức độ nào đó cũng là vấn đề mới”.

Trong chiến tranh Nga xâm lược Ukraine, dường như Nga đã triển khai phiên bản mới nhất của tên lửa bội siêu thanh Kinzhal có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và đã bắn trúng một kho nhiên liệu gần Biển Đen và một kho ngầm chứa tên lửa và đạn dược ở miền tây Ukraine. Các nhà phân tích phương Tây chỉ ra rằng đây là lần đầu tiên tên lửa siêu thanh được sử dụng trong cuộc chiến tranh, tuy nhiên cũng có một số chuyên gia cho rằng đó chỉ là tên lửa đạn đạo tầm ngắn được sửa đổi để phóng từ máy bay.

Vào đầu tháng Tư, Mỹ, Anh và Úc đã ra một tuyên bố chung tuyên bố bắt đầu hợp tác mới về phát triển vũ khí siêu thanh và khả năng phòng thủ của chúng. “Hôm nay, chúng tôi cũng cam kết mở ra hợp tác 3 bên mới trong các lĩnh vực năng lực siêu thanh, chống siêu thanh và tác chiến điện tử, đồng thời sẽ mở rộng chia sẻ thông tin và hợp tác sâu sắc hơn trong đổi mới quốc phòng”, tuyên bố của Nhà Trắng cho biết.

Tiêu Nhiên

Published by
Tiêu Nhiên

Recent Posts

Luật sư nhân quyền David Matas kiên trì vạch trần nạn thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc

Bộ phim tài liệu “Thợ săn công lý” tập trung vào cuộc điều tra của…

21 phút ago

[VIDEO] Chính phủ kiến nghị năm 2025 chưa tăng lương hưu, lương công chức

Chính phủ kiến nghị chưa tăng lương hưu, công chức, trợ cấp xã hội năm…

21 phút ago

Huyện miền núi Thanh Hóa tiếp tục sạt lở, núi đất sau một trường tiểu học sạt dài 70m

Khoảng 200 người dân hai bản, cùng 185 cháu học sinh, 16 giáo viên của…

32 phút ago

Đài Loan từ chối yêu cầu dời văn phòng đại diện khỏi thủ đô Nam Phi

Chính phủ Nam Phi yêu cầu Đài Loan dời văn phòng đại diện tại Nam…

1 giờ ago

Mỹ điều tra vụ thiết bị Huawei có chip TSMC, cuộc chiến chế tài chip leo thang

TSMC thông báo rằng một trong những con chip của họ bị phát hiện sau…

1 giờ ago