Mỹ thúc đẩy đồng minh kiểm soát chặt hơn nguồn lực về chip sang Trung Quốc

Tờ Financial Times đưa tin hôm thứ Năm (25/4) rằng do lo ngại ngày càng tăng đối với Huawei, nên Mỹ đang thúc đẩy các đồng minh thắt chặt hơn các hạn chế xuất khẩu công nghệ và công cụ liên quan đến chip sang Trung Quốc. Washington muốn Nhật Bản, Hàn Quốc và Hà Lan sử dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu hiện có một cách mạnh mẽ hơn, bao gồm cả việc ngăn cản các kỹ sư từ các nước đó bảo trì các công cụ sản xuất chip tại các nhà máy bán dẫn tiên tiến của Trung Quốc.

(Ảnh minh họa: AP911_Studio/Shutterstock)

Như đã biết, vào năm 2022 chính quyền Tổng thống Biden đã đưa ra các biện pháp kiểm soát xuất khẩu toàn diện đối với nguồn lực chip của Trung Quốc, bao gồm cấm các công dân và công ty Mỹ cung cấp hỗ trợ trực tiếp cũng như gián tiếp cho các nhà máy sản xuất chip tiên tiến ở Trung Quốc. Nhưng biện pháp của Mỹ còn lỏng lẻo khi có rất ít hạn chế ngăn công ty Trung Quốc thuê kỹ sư từ các đồng minh của Mỹ.

Financial Times dẫn lời chuyên gia Kevin Wolf về vấn đề kiểm soát xuất khẩu tại Công ty Luật Quốc tế Akin (Akin Gump Strauss Hauer & Feld): “Để các biện pháp kiểm soát đối với Trung Quốc hiệu quả hơn và mang lại một sân chơi bình đẳng cho ngành công nghiệp Mỹ, các đồng minh này cần cấm các công ty của họ hỗ trợ cung cấp các dịch vụ kỹ thuật, nguồn cung cấp vật liệu và thiết bị sản xuất, cũng như các dịch vụ khác liên quan đến vi mạch tích hợp tại Trung Quốc”.

Thực tế cho thấy, bất chấp kiểm soát chặt chẽ hơn của Mỹ, các công ty Trung Quốc đang không ngừng nâng cao khả năng phát triển chip tiên tiến hơn, điều này khiến Mỹ lo ngại. Tháng Tám năm ngoái, Huawei đã công bố điện thoại di động Mate 60 Pro vào thời điểm Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đến thăm Trung Quốc, khiến các chuyên gia Mỹ ngạc nhiên với năng lực chip tiên tiến của Huawei.

Trước tình hình đó, Washington hiện đang thúc đẩy các đồng minh có hành động mạnh mẽ hơn đối với vấn đề Trung Quốc lách các hạn chế của Mỹ. Đặc biệt, Mỹ hy vọng các đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Hà Lan sẽ gây khó khăn hơn cho các công ty trong việc cung cấp cho Trung Quốc các sản phẩm công nghệ.

Mỹ đã áp dụng “Quy tắc Sản phẩm Trực tiếp Nước ngoài” để nhắm mục tiêu vào Huawei. Quy tắc này cho phép Bộ Thương mại Mỹ ngăn chặn các công ty không phải của Mỹ cung cấp cho Huawei các sản phẩm có chứa công nghệ Mỹ, ngay cả khi các sản phẩm đó được sản xuất bên ngoài Mỹ. Nhưng các đồng minh vẫn chưa thực hiện các biện pháp có tác động tương tự.

Financial Times dẫn nguồn tin quen thuộc với vấn đề này cho biết, chính quyền Tổng thống Biden không yêu cầu các đồng minh thiết lập các cơ chế mới theo “Quy tắc Sản phẩm Trực tiếp Nước ngoài”, chỉ hy vọng rằng họ sẽ sử dụng các hệ thống kiểm soát xuất khẩu hiện có để giải quyết vấn đề. Nhà Trắng và Bộ Thương mại Mỹ từ chối bình luận. Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản và Chính phủ Hà Lan cũng từ chối bình luận. Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc tuyên bố rằng họ “không biết” về yêu cầu của Mỹ trong việc tăng cường kiểm soát xuất khẩu.

Hiện vẫn chưa rõ 3 nước trên sẽ phản ứng thế nào.

Sau khi Mỹ thực hiện các biện pháp kiểm soát vào năm 2022, các đồng minh này đã tăng cường kiểm soát việc xuất khẩu các công nghệ liên quan đến chip. Một số công ty châu Á tỏ ra thất vọng khi dù có gây áp lực lên các đồng minh, chính quyền Tổng thống Biden tiếp tục để các công ty như Qualcomm cung cấp chip cho Huawei. Một người tham gia cuộc thảo luận cho biết, một số quan chức từ các nước đồng minh cũng nhận thấy cần phải bố trí kỹ sư tại các công ty Trung Quốc để giúp họ giám sát các hoạt động.

Nhật Bản năm ngoái đã áp đặt hạn chế đối với 23 loại công cụ sản xuất chip. Vào thời điểm đó các quan chức Nhật Bản cho biết biện pháp hạn chế này đi xa hơn cả Mỹ, vì các nhà xuất khẩu sẽ cần phải xin giấy phép từ tất cả các khu vực.

Tuy nhiên, một số quan chức cho rằng vấn đề Nhật Bản thực thi các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nghiêm ngặt như thế nào là chưa rõ ràng. Nhiều công ty Nhật Bản đã mạnh mẽ cắt đứt quan hệ với Huawei, nhưng công ty Trung Quốc này vẫn là thành viên của Liên minh kinh doanh Nhật Bản (Keidanren) – nhóm vận động hành lang kinh doanh có ảnh hưởng nhất Nhật Bản.

Phó Chủ tịch Điều hành Valdis Dombrovskis của Ủy ban châu Âu và là Ủy viên Thương mại EU, nói với Financial Times rằng EU không sẵn lòng hạn chế các công dân châu Âu làm việc tại Trung Quốc. Ông cho hay: “Vấn đề về nhân tài là cơ bản hơn vấn đề về quyền tự do cá nhân. Đó là điều chúng ta cần hết sức cẩn thận”.

Theo RFI

Published by
Theo RFI

Recent Posts

Sài Gòn, cà phê và nhạc sến

Dĩ vãng vay mượn cà phê...

3 phút ago

Quan chức Mỹ: Tin tặc Trung Quốc đang chuẩn bị cho cuộc xung đột với Mỹ

Tin tặc Trung Quốc đang xâm nhập vào mạng các cơ sở hạ tầng quan…

12 phút ago

10 nhạc khúc nổi tiếng Trung Hoa cổ đại – Kỳ III: Bình sa lạc nhạn

Nói đến “Bình sa lạc nhạn” thì không thể không nói đến Vương Chiêu Quân.

13 phút ago

3 dưỡng chất bảo vệ mắt, tốt hơn thực phẩm chức năng

Một nghiên cứu tại Anh đã theo dõi 324 cặp song sinh nữ trong suốt…

37 phút ago

Hezbollah bắn hàng loạt rocket vào gần Tel Aviv sau cuộc tấn công lớn của Israel vào Beirut

Phong trào Hezbollah của Liban do Iran hậu thuẫn đã bắn hàng loạt tên lửa…

38 phút ago

Bloomberg: Chính quyền Biden vội cường hóa Ukraine trước khi bàn giao quyền lực cho ông Trump

Ngoài việc chần chừ và không quyết định cho Ukraine sớm gia nhập NATO, theo…

46 phút ago