Mỹ đang đoàn kết các đồng minh ở châu Âu và khu vực châu Á – Thái Bình Dương để đối phó với các thách thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Nga, đồng thời cũng thường xuyên cử quan chức cấp cao đến thăm Trung Quốc nhằm duy trì kênh liên lạc.
Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Litva đã cung cấp sự hỗ trợ mới cho Ukraine, cho thấy khả năng gắn kết của liên minh nhưng không cung cấp cho Kyiv một con đường rõ ràng để trở thành thành viên. Lần đầu tiên NATO đã cảnh báo về hợp tác Trung-Nga sẽ phá hoại trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.
Hoạt động ngoại giao tuần trước đã nhấn mạnh hành động cân bằng mà chính quyền Tổng thống Biden đang thúc đẩy. Một mặt cuộc chiến ở Ukraine là ưu tiên cấp bách của Mỹ và các đồng minh, mặt khác vấn đề hợp tác chặt chẽ hơn giữa Moscow và Bắc Kinh cũng làm tăng khả năng xảy ra xung đột nối tiếp trên hai mặt trận ở hai đầu của châu Á và châu Âu.
Trong một cuộc phỏng vấn với WSJ, chuyên gia Mathieu Droin thuộc tổ chức tư vấn Think Tank Research Center ở Washington cho biết, Trung Quốc và Nga đã liên kết ngày càng chặt chẽ hơn trong thập niên qua, vào tháng 3 năm nay khi ông Tập Cận Bình đến thăm Moscow đã kêu gọi ông Putin cùng thúc đẩy những thay đổi nhằm đảo lộn trật tự thế giới. Đối với Mỹ, do các cam kết an ninh với các đồng minh châu Âu và châu Á, những thách thức đồng thời từ Moscow và Bắc Kinh có thể làm cạn kiệt nguồn lực quân sự của Mỹ, khiến cho các liên minh đáng tin cậy càng cần thiết hơn.
Tổng thống Mỹ Biden đã tìm cách sử dụng hội nghị thượng đỉnh NATO tại Litva này để huy động các đồng minh cùng hợp tác ứng phó Trung Quốc và Nga, ngoài ra thúc đẩy thống nhất liên minh an ninh gồm 31 thành viên đôi khi khác nhau về các ưu tiên chiến lược.
Lần này Ukraine đã không thể gia nhập NATO ngay lập tức như mong muốn, Tổng thống Biden đã loại trừ khả năng này với lý do chưa đến lúc và sẽ làm phân tán sự chú ý vào việc kết thúc chiến tranh, các đồng minh của Mỹ cũng theo đó hưởng ứng quan điểm này.
Dưới sự điều phối của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ đã bật đèn xanh cho Thụy Điển gia nhập NATO, có khả năng chấm dứt tình trạng bế tắc kéo dài một năm. Trong khi đó, Nhóm G7 (bao gồm 6 thành viên NATO và Nhật Bản) đã cùng tuyên bố ủng hộ Ukraine, sẽ đảm bảo an ninh cho Kyiv trong thời gian nước này chờ đợi trở thành thành viên.
Nhật Bản đang tham gia hội nghị thượng đỉnh NATO năm thứ hai cùng với các đồng minh của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương là Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Tổng thống Biden ca ngợi vai trò mở rộng của Nhật Bản trong liên minh Ukraine là một chiến thắng cho chính sách đối ngoại toàn cầu hóa của ông.
Trong một bài phát biểu tại Đại học Vilnius của Litva hôm 12/7, ông Biden cho biết đã mời NATO và các đồng minh châu Á-Thái Bình Dương tham dự hội nghị thượng đỉnh để làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa các nền dân chủ Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Ông ca ngợi họ đã sát cánh cùng nhau khi Nga xâm lược Ukraine, qua đó gợi ý rằng điều tương tự cũng cần thiết để ứng phó ĐCSTQ.
Tuy nhiên, Tổng thống Pháp Macron cho rằng Pháp và các nước châu Âu khác không nên can dự vào xung đột eo biển Đài Loan, đồng thời phản đối việc NATO thành lập văn phòng đại diện tại Nhật Bản.
Nếu cuộc tấn công của Trung Quốc vào Đài Loan dẫn đến chiến tranh với Mỹ, các nước thành viên NATO không bắt buộc phải tham gia, Giáo sư Goldgale của Đại học Mỹ (American University, AU) cho biết, Mỹ hy vọng rằng châu Âu sẽ hỗ trợ về mặt ngoại giao và các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc. Ông nói: “Những cuộc thảo luận này nên diễn ra ngay bây giờ, không phải chờ đợi tình hình Đài Loan phát sinh”.
Trong hội nghị thượng đỉnh NATO, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết trong vài ngày qua máy bay quân sự và tàu chiến của ĐCSTQ đã tiến hành tập trận và huấn luyện ở vùng biển và không phận phía nam Đài Loan, điều động 26 máy bay quân sự bao gồm J-16 và Su-30 “đáp trả” việc máy bay Mỹ đi qua eo biển Đài Loan.
Giới chuyên gia quan sát có phân tích chỉ ra, điều này có thể liên quan đến cuộc tập trận quân sự thường niên “Han Kuang 39” do Đài Loan tổ chức vào ngày 27/6.
Tại một hội thảo do Viện Hudson (Hudson Institute) tổ chức hôm 12/7, người sáng lập Hayman Capital là Kyle Bass đã chỉ ra rằng từ việc phân tích các xu hướng tài chính cho thấy khả năng trong vòng 12 – 18 tháng tới có thể ĐCSTQ sẽ tấn công Đài Loan.
Mỹ đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì các kênh liên lạc với ĐCSTQ, mới đây lần lượt các quan chức cấp cao Mỹ như Ngoại trưởng Blinken và Bộ trưởng Tài chính Yellen lần lượt thăm Trung Quốc. Hôm 13/7, Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã gặp ông Vương Nghị khi tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và một lần nữa đề cập đến tầm quan trọng của hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan.
Điều phối viên truyền thông chiến lược An ninh Quốc gia John Kirby của Nhà Trắng nói với VOA hôm 13/7 rằng Mỹ sẽ cố gắng hết sức để giữ cho các kênh liên lạc cởi mở nhằm thúc đẩy những cuộc đối thoại khó khăn.
Tờ WSJ ngày 14/7 đưa tin, Bộ trưởng Tài chính Yellen sẽ thăm Ấn Độ và Việt Nam từ ngày 16 – 21/7 sau khi vào tuần trước bà đã khẳng định với nhà chức trách Bắc Kinh rằng Mỹ không tách rời Trung Quốc, động thái làm nổi bật cách Mỹ đang cân nhắc làm thế nào để thúc đẩy các lựa chọn thay thế Trung Quốc mà không gây ra thảm họa kinh tế do sự đổ vỡ trong quan hệ với Trung Quốc.
Được sự khuyến khích của bà Yellen và các quan chức Mỹ khác, ngày càng có nhiều công ty Mỹ bao gồm cả Apple (AAPL) đang tìm đến Ấn Độ và Việt Nam như những trung tâm sản xuất thay thế cho Trung Quốc.
Kim ngạch thương mại Việt Nam – Mỹ tăng từ 60 tỷ USD năm 2018 lên khoảng 140 tỷ USD năm 2022, trong khi cùng kỳ đó kim ngạch thương mại Mỹ – Ấn Độ cũng tăng từ 87 tỷ USD lên 130 tỷ USD. So sánh, dù kim ngạch thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đạt mức kỷ lục 690 tỷ USD vào năm 2022, nhưng tỷ trọng của Trung Quốc trong tổng nhập khẩu của Mỹ đã giảm và đầu tư của Mỹ vào các doanh nghiệp mới ở Trung Quốc đã giảm mạnh.
Ấn Độ được Washington coi là đòn bẩy quan trọng để cân bằng với Bắc Kinh ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Thủ tướng Ấn Độ Modi vừa thăm Washington và được Tổng thống Biden đón tiếp với quy cách trọng thể cao nhất, trong khi chuyến thăm Ấn Độ của bà Yellen cũng là chuyến thăm lần thứ 3 kể từ tháng 11 năm ngoái. Năm nay, Ấn Độ cũng sẽ tổ chức hội nghị G20 cấp bộ trưởng.
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…