(Ảnh minh họa: Dragon Claws/Shutterstock)
Danh sách trừng phạt cũng bao gồm các công ty đã mua các mặt hàng có nguồn gốc từ Mỹ để hỗ trợ quá trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc, chẳng hạn như phát triển vũ khí siêu vượt âm, theo hãng tin Reuters.
Cụ thể, những công ty và thực thể huấn luyện bay cho các phi công quân sự Trung Quốc là mục tiêu trừng phạt mới nhất của Mỹ khi chính quyền Tổng thống Biden đã thêm 43 thực thể vào danh sách kiểm soát xuất khẩu, trong đó có Frontier Services Group Ltd (FSG), một công ty an ninh và hàng không trước đây do Erik Prince điều hành, vì đã “đào tạo phi công quân sự Trung Quốc và các hoạt động khác đe dọa an ninh quốc gia Mỹ”.
Học viện bay thử nghiệm của Nam Phi (TFASA), một trường dạy bay dưới sự giám sát của chính quyền Anh vì đã tuyển dụng các cựu phi công quân sự người Anh để huấn luyện phi công quân sự Trung Quốc, cũng bị liệt vào “danh sách đen” của Bộ Thương mại Mỹ.
Các công ty nằm trong danh sách trừng phạt nêu trên bị hạn chế nhận hàng xuất khẩu của Mỹ vì các hoạt động được coi là “đi ngược lại lợi ích của Washington”.
Các danh sách mới bao gồm các cơ sở của FSG ở Trung Quốc, Kenya, Lào và Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE); các cơ sở của TFASA ở Nam Phi, Trung Quốc, UAE và Anh; cùng các thực thể thuộc tổ hợp hàng không vũ trụ và quốc phòng của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) ở Trung Quốc và Nam Phi.
Ngoài việc tuyển dụng các phi công phương Tây để huấn luyện các phi công của quân đội Trung Quốc về vận hành máy bay phương Tây, các công ty trên còn có thể mua những mặt hàng có nguồn gốc từ Mỹ để hỗ trợ hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc, bao gồm phát triển vũ khí siêu vượt âm, Bộ Thương mại Mỹ cho biết trong một tuyên bố.
Matthew Axelrod, một quan chức Bộ Thương mại Mỹ, cho hay: “Điều cấp thiết là chúng ta phải ngăn chặn Trung Quốc mua công nghệ và bí quyết của Mỹ để kích hoạt các chương trình hiện đại hóa quân sự của họ”.
Tổng cộng có 31 thực thể Trung Quốc bị liệt vào danh sách. Công ty Công nghệ siêu máy tính Thượng Hải cũng nằm trong danh sách mới bổ sung vì cung cấp khả năng siêu máy tính dựa trên đám mây để hỗ trợ nghiên cứu siêu vượt âm.
9 công ty của Trung Quốc và Pakistan đã được thêm vào danh sách vì đã “đóng góp cho chương trình tên lửa đạn đạo của Pakistan và các khoản hỗ trợ vũ khí khác”.
FSG, có trụ sở tại Hong Kong, đã phủ nhận các cáo buộc rằng họ cung cấp dịch vụ huấn luyện cho các phi công quân sự Trung Quốc khi sử dụng nhân viên phương Tây và NATO, đồng thời cho biết thêm rằng họ không biết vì lý do gì khi bị đưa vào danh sách đen của Hoa Kỳ.
Phan Anh
Cuộc cạnh tranh hạt nhân toàn cầu đang bước vào một kỷ nguyên Chiến tranh…
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gia tăng hoạt động trên biển Hoàng Hải (Yellow…
Liệu ngành hàng sẽ bị áp thuế suất thông thường (20%) hay thuế suất chuyển…
Một trường mẫu giáo tại tỉnh Cam Túc, Trung Quốc sử dụng chất phụ gia…
Chủ tịch TP. Cần Thơ Trần Văn Lâu công bố sẽ thưởng nóng 50 triệu…
Những người đam mê thiên văn học nghiệp dư đã sử dụng nền tảng Kilonova…