Hôm thứ Hai (22/11), Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah cho biết sẽ không có đại diện nào từ Myanmar tham dự cuộc họp thượng đỉnh giữa Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Thay vào đó, một phái viên của Myanmar tại Bắc Kinh sẽ tham dự.
ASEAN đã gạt lãnh đạo quân đội Myanmar Min Aung Hlaing, người đứng đầu cuộc đàn áp đẫm máu đối với những người bất đồng chính kiến kể từ khi lên nắm quyền vào ngày 1 tháng 2, khỏi hội nghị thượng đỉnh trực tuyến vào tháng 10 do ông này đã không thực hiện theo kế hoạch hòa bình đã thỏa thuận.
Myanmar từ chối cử đại diện cấp dưới và đổ lỗi cho ASEAN vì đã rời xa nguyên tắc không can thiệp và phục tùng phương Tây.
Theo các nguồn tin ngoại giao, Trung Quốc đã vận động hành lang để lãnh đạo quân đội Myanmar Min Aung Hlaing tham dự hội nghị thượng đỉnh, nhưng không thành công.
Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết Hội nghị thượng đỉnh này sẽ giúp khu vực hòa bình, ổn định và phát triển.
Tại hội nghị thượng đỉnh, ông Tập được cho là đã nói với các nhà lãnh đạo ASEAN rằng Bắc Kinh sẽ không chèn ép các nước láng giềng nhỏ hơn trong khu vực.
Ông Tập nói, Trung Quốc sẽ không bao giờ muốn xưng bá quyền cũng như lợi dụng quy mô của mình để “bắt nạt” các nước nhỏ hơn, và sẽ làm việc với ASEAN để loại bỏ “sự can thiệp”.
“Trung Quốc đã, đang và sẽ luôn là láng giềng tốt, bạn tốt và đối tác tốt của ASEAN”, báo chí nhà nước dẫn lời ông Tập.
Tuy vậy, việc Trung Quốc khẳng định chủ quyền phi pháp trên hầu hết khu vực Biển Đông đã chống lại các thành viên ASEAN là Việt Nam và Philippines, trong khi Brunei, Đài Loan và Malaysia cũng đưa ra yêu sách đối với một vài đảo tại đây.
Philippines hôm thứ Năm đã lên án “bằng những lời lẽ mạnh mẽ nhất” đối với hành động của ba tàu tuần duyên Trung Quốc mà họ cho là đã chặn và phun vòi rồng vào các tàu tiếp tế hướng về một đảo san hô do Philippines chiếm đóng ở Biển Đông.
Hôm 19/11, Hoa Kỳ gọi các hành động của Trung Quốc là “nguy hiểm, khiêu khích và phi lý”, đồng thời cảnh báo rằng một cuộc tấn công vũ trang vào các tàu của Philippines sẽ kích hoạt các cam kết phòng thủ chung của Hoa Kỳ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ned Price nói: “Hoa Kỳ tin tưởng mạnh mẽ rằng các hành động của CHND Trung Hoa, trong đó khẳng định trái luật các tuyên bố chủ quyền trên vùng Biển Đông rộng lớn, đã làm suy yếu hòa bình và an ninh trong khu vực.”
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói với hội nghị thượng đỉnh do ông Tập chủ trì rằng ông “ghét” sự thay đổi và nói rằng pháp quyền là cách duy nhất để giải quyết tranh chấp.
Trong một bài đăng trên Facebook sau hội nghị thượng đỉnh, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói rằng ASEAN và Trung Quốc tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác lẫn nhau bất chấp đại dịch COVID-19. Ông cũng xem xét việc nối lại các chuyến du lịch giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, và việc tăng cường một hiệp định thương mại tự do giữa Bắc Kinh và khối.
Ông nói: “Khi chúng ta chuyển sang giai đoạn phục hồi sau đại dịch, ASEAN và Trung Quốc có thể thảo luận về việc khôi phục việc đi lại xuyên biên giới một cách tiến bộ và an toàn”.
“Ngoài ra, việc tăng cường FTA giữa ASEAN và Trung Quốc có thể thúc đẩy nền kinh tế của chúng ta và tạo ra cơ hội mới cho các công ty và người lao động trong khu vực.”
Ông Lý nói thêm rằng ASEAN và Trung Quốc đã “nâng tầm hợp tác của chúng ta lên một tầm cao và biến nó thành Đối tác Chiến lược Toàn diện”, đồng thời kêu gọi ASEAN và Trung Quốc tiếp tục làm việc cùng nhau để quản lý căng thẳng ở Biển Đông.
Ngân Hà (theo Reuters)
Xem thêm:
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…