Các nhà phân tích cảnh báo, kho vũ khí hạt nhân của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dường như đang phát triển với tốc độ, quy mô và khả năng hiện đại hóa đáng kể sau nhiều năm.
Số lượng hầm chứa tên lửa tầm xa mới ở Trung Quốc có thể đã vượt quá con số 250, khiến phần lớn thế giới tự do lo ngại về khả năng hạt nhân đang mở rộng của ĐCSTQ.
Hồi tháng 8, Đô đốc Charles Richard, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Chiến lược Hoa Kỳ, cơ quan giám sát kho vũ khí hạt nhân của đất nước, cho rằng Hoa Kỳ đang “chứng kiến sự đột phá chiến lược của Trung Quốc”. Ông nhận định thêm, “sự phát triển mang tính bùng nổ và hiện đại hóa hạt nhân của ĐCSTQ và các lực lượng thông thường hết sức ngoạn mục”.
Đáng chú ý nhất là tin tức gần đây về việc Trung Quốc có thể thử tên lửa siêu thanh có khả năng hạt nhân, mà đại sứ giải trừ quân bị của Hoa Kỳ Robert Wood thừa nhận rằng Hoa Kỳ không thể chống lại.
Khi chế độ Trung Quốc cố gắng đối đầu với Hoa Kỳ về năng lực hạt nhân, ông Walter Pincus, một nhà báo từng đoạt giải Pulitzer và đóng góp cho chuyên mục an ninh quốc gia cấp cao tại The Cipher Brief nhìn nhận, các chuyên gia đã trở nên quá chú tâm vào “trò chơi của các con số”. Một số người đã bác bỏ mối đe dọa do Bắc Kinh gây ra bằng cách trích dẫn ước tính công khai về kho hạt nhân của nước này có 350 đầu đạn, vẫn chỉ là một phần nhỏ so với kho hạt nhân do Mỹ và Nga nắm giữ. Nhưng theo ông Pincus, cách tiếp cận này đã lệch khỏi vấn đề then chốt: xem xét tác động của khả năng hạt nhân ngày càng tăng của Bắc Kinh.
Ông không nghĩ rằng kho vũ khí hạt nhân của ĐCSTQ giúp ích nhiều về mặt quân sự cho Trung Quốc trong việc mang lại tầm vóc trong nước và nước ngoài. Ông Pincus nhận xét: “Họ đang thể hiện những tiến bộ trong việc chế tạo vũ khí hạt nhân không vì lý do gì khác ngoài việc vì kẻ thù ngoại giao hoặc đối thủ cạnh tranh của họ có chúng. Điều này thiên về mang tính chính trị và ngoại giao, không liên quan nhiều đến chiến tranh.”
Tuy nhiên, ông Michael O’Hanlon, thành viên cấp cao và là giám đốc nghiên cứu về chính sách đối ngoại tại Viện nghiên cứu Brookings có trụ sở tại Washington, lại tin rằng lực lượng hạt nhân ngày càng tăng của Trung Quốc thực sự mang lại lợi thế quân sự, đặc biệt là khi nước này chuẩn bị cho những xung đột có thể xuất hiện trước nhiệm vụ thống trị toàn cầu của mình.
Ông O’Hanlon lo ngại, năng lực hạt nhân đang phát triển của chế độ cộng sản có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi kết quả của một cuộc chiến tranh giành Đài Loan trong tương lai. Bắc Kinh coi hòn đảo tự trị này là một phần lãnh thổ của họ và tuyên bố sẽ sử dụng vũ lực nếu cần thiết.
Ông nhận thấy, Đài Loan là mối quan tâm quân sự hàng đầu của ĐCSTQ và chế độ này ngày càng có khả năng tạo cho Hoa Kỳ “một cuộc chạy đua thực sự để kiếm tiền của họ” trong lĩnh vực này.
Ông O’Hanlon đề nghị, cần phải suy nghĩ đến kịch bản Hoa Kỳ tham gia vào cuộc xung đột với chế độ Trung Quốc về Đài Loan. Ông cho hay: “Nếu người Trung Quốc và người Mỹ chiến đấu đến mức bế tắc ở một mức độ thông thường, thì điều hoàn toàn hợp lý sẽ là bất cứ ai có ưu thế hạt nhân sẽ ngồi vào vị trí chủ đạo để giành chiến thắng trong cuộc chiến, hoặc ít nhất là khiến bên kia lùi bước.”
Nếu Bắc Kinh tiếp tục thách thức sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ ở Biển Đông, thì mối đe dọa này có thể trở nên rõ ràng hơn.
“Khi Trung Quốc tiến đến mức ngang hàng với Hoa Kỳ — dù không toàn diện hay trên phạm vi toàn cầu, nhưng gần như vậy — thì có lẽ họ có thể bắt đầu nhận ra rằng kho vũ khí hạt nhân của họ có thể là lựa chọn để đối phó, cũng có thể coi là động thái cuối cùng của họ,” ông O’Hanlon cho biết thêm.
Ông nói thêm, thông qua việc tăng cường đáng kể khả năng hạt nhân của mình, chế độ Trung Quốc muốn thể hiện rằng, họ không “dễ bị tổn hại trước ưu thế của Hoa Kỳ trong trường hợp [xung đột] quân sự leo thang”.
Một điều đáng quan ngại, chế độ Trung Quốc dường như đang muốn cho thế giới thấy rằng họ đang chọn cách phô trương vũ khí hủy diệt hàng loạt của mình, thay vì coi đó là biện pháp răn đe mạnh mẽ đối với sự leo thang xung đột giữa các siêu cường hạt nhân.
Trong lịch sử, vũ khí hạt nhân không được sử dụng như một chiến thuật trong quá trình chiến đấu. Ví dụ, việc thả bom nguyên tử xuống các thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, được sử dụng để kết thúc Chiến tranh Thái Bình Dương. Ông Pincus lưu ý: “Chúng được sử dụng để giết càng nhiều người càng tốt và kết thúc chiến tranh, nhưng không được sử dụng trong quá trình tham chiến.”
Về vấn đề này, ông O’Hanlon bình luận: “Nếu người Trung Quốc nghiên cứu tư duy chiến lược của Mỹ trong những năm qua, đặc biệt là trong Chiến tranh Lạnh, họ sẽ thấy rằng Mỹ coi vũ khí hạt nhân là một công cụ chiến đấu hợp lý.”
Ông O’Hanlon kỳ vọng thế giới sẽ vẫn đi theo hướng mà vũ khí hạt nhân sẽ “hầu như không có tác dụng gì ngoại trừ tác dụng răn đe hoặc chỉ sử dụng để đi đến kết quả cuối cùng”, ông không cho rằng phần còn lại của thế giới cũng cảm thấy như vậy – đặc biệt là ĐCSTQ ngày càng hung hăng.
Minh Ngọc (Theo The Epoch Times)
Xem thêm:
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…