Nga: Chưa thấy dấu hiệu cá nhiễm phóng xạ từ khi xả nước thải Fukushima

“Không có kết quả dương tính nào” về nhiễm phóng xạ trong 443 mẫu thủy sản, theo tuyên bố của Rosselkhoznadzor, cơ quan kiểm dịch đồ ăn của Nga. Những con cá và hải sản khác như cua và trai được bắt từ vùng cực Đông của Nga, nơi tiếp giáp với vùng biển mà Nhật Bản cho xả nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý của nhà máy điện nguyên tử Fukushima bắt đầu từ tuần trước, theo RT đưa tin hôm 31/8.

Cá và các sản phẩm hải sản. (Ảnh minh họa: Alexander Raths/ Shutterstocks)

Rosselkhoznadzor tuyên bố “không có kết quả dương tính nào” nào trong các sản phẩm được thử nghiệm, với mức độ phóng xạ trong chúng nằm trong phạm vi bình thường; và kết luận điều đó “cho thấy các sản phẩm cá là an toàn.”

Phòng thí nghiệm của cơ quan vốn vẫn hoạt động thường xuyên, nay đã đã tăng cường hoạt động kể từ khi Tokyo công bố kế hoạch đổ nước thải phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima.

Nhật Bản đã bắt đầu xả chất thải ra biển vào tuần trước, như một phần trong kế hoạch được Liên Hợp Quốc (LHQ) phê duyệt. Chỗ nước này được sử dụng để làm mát các lò phản ứng hạt nhân bị hư hại trong thảm họa động đất và sóng thần tháng 3/2011, ngăn không cho chúng tan chảy hoàn toàn.

Bất chấp tuyên bố rằng nước thải này hoàn toàn an toàn, động thái của Tokyo đã gây ra phản ứng dữ dội từ các nước láng giềng Trung Quốc, Hàn Quốc và Triều Tiên.

Bắc Kinh gọi đó là hành động “cực kỳ ích kỷ và vô trách nhiệm” và đưa ra lệnh cấm tất cả các sản phẩm thủy sản của Nhật Bản.

Trong nỗ lực xoa dịu những lo ngại trong và ngoài nước, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và 3 bộ trưởng nội các của ông đã ngồi dùng bữa vào Thứ Tư, chia sẻ món sashimi làm từ thủy sản đánh bắt ngoài khơi bờ biển Fukushima.

Ông Kishida miêu tả bữa ăn là “rất ngon” và khuyến khích người dân thưởng thức hải sản “an toàn và ngon miệng”, từ đó ủng hộ Fukushima.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Nhật Bản, Rahm Emanuel, người đã đến thăm thành phố Fukushima hôm thứ Năm và dùng bữa trưa hải sản với thị trưởng thành phố này.

Ông Emanuel tuyên bố rằng “sự ép buộc kinh tế chống lại Nhật Bản, các cuộc gọi tự động quấy rối và thông tin sai lệch ở cả Nhật Bản và các nước xung quanh đều xuất phát từ vở kịch của Trung Quốc.”

Ông hứa Washington sẽ hỗ trợ Tokyo nếu nước này thực hiện lời hứa và đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO) về lệnh cấm hải sản của Bắc Kinh. Đại sứ Mỹ nói rằng Mỹ sẽ làm như vậy “không chỉ vì [Nhật Bản] là đồng minh mà còn vì tính hợp pháp của vụ việc.”

Nhật Tân

Nhật Tân

Published by
Nhật Tân

Recent Posts

Lâm Đồng: Người phụ nữ đầu độc bạn trai bằng xyanua rồi lao xe xuống đèo Bảo Lộc

Do mâu thuẫn tình cảm, Nguyễn Thị Thu Trang đã dùng xyanua để đầu độc…

4 giờ ago

Lâm Đồng: Hàng trăm tấn rác thải rắn đổ ập xuống vườn cà phê của người dân

Hàng trăm tấn rác thải của Nhà máy xử lý rác đã đổ ập xuống…

5 giờ ago

Tố cáo bệnh viện mua bán nội tạng sống, một thực tập sinh bất ngờ tử vong

Một sinh viên thực tập chết bất ngờ, nghi bị bức hại vì đã vạch…

6 giờ ago

Curcumin và sức khỏe thận: Lợi ích, rủi ro và những người nên tránh

Curcumin thường được sử dụng để phòng ngừa nhiều bệnh mãn tính khác nhau. Nghiên…

6 giờ ago

Chuyên gia: 5 Sai lầm sức khoẻ phổ biến cần tránh sau tuổi 60

Nhiều thói quen sức khỏe được coi là bình thường, nhưng có thể không còn…

6 giờ ago

Tranh luận giữ hay giảm phí công đoàn: Mức đóng 2% là gánh nặng của doanh nghiệp

Phí công đoàn 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội…

7 giờ ago