Hôm nay 2/5, Bộ Ngoại giao Liên bang Nga đã đăng tweet nói rằng “sẽ không bao giờ quên” vụ thảm sát Odessa 9 năm trước (2/5/2014) khiến “48 người bị thiêu sống, nhiễm độc khí carbon monoxide hoặc chết sau khi rơi từ cửa sổ các tầng trên xuống“.
Thảm sát Odessa 2014 khiến gần 50 người chết, trong đó 42 người bị thiêu sống đến chết (gồm cả trẻ em) trong Tòa nhà Công đoàn, đã dập tắt mong muốn Odessa độc lập khỏi chính quyền Kyiv sau khi tổng thống được coi là thân Nga bị lật đổ, và khởi đầu cho nội chiến đẫm máu ở Ukraine những năm tiếp đó. Odessa là một thành phố cảng quan trọng của Ukraine, được UNESCO công nhận là di tích văn hóa với chiều dày lịch sử và kiến trúc đặc trưng ở đây, và thành phố cũng là nơi từng có nhiều người Nga sinh sống.
Trong đoạn video tư liệu do 2 tác giả Đức làm về vụ việc này, có thể thấy đoạn điện đàm (nghe lén) của quan chức Kyiv, những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan (pro-Maidan) quyết định dùng vũ lực để giải quyết xung đột, cảnh những người bịt mặt được cảnh sát dung túng, cảnh nổ súng, v.v.
Thời bấy giờ những người tự nhận theo chủ nghĩa dân tộc ở Ukraine được BBC cho là phát xít mới (neo-Nazi), như trong video năm 2014 của BBC với tiêu đề “Nguy cơ tân Phát xít ở Ukraine mới: Gabriel Gatehouse của BBC Newsnight điều tra về quan hệ giữa chính phủ mới của Ukraine và Neo-Nazi”. Trong đó có đoạn phỏng vấn Yevhen Karas, thủ lĩnh nhóm S14 dân tộc cực đoan Ukraine. Sau này, khi phương Tây ra mặt ủng hộ chính quyền Kyiv hiện nay, thì lối gọi tân phát xít như vậy đã không được truyền thông phương Tây dùng lại nữa.
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…