Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố hôm thứ Tư (2/10) rằng Nga không có khả năng đàm phán hạt nhân với Hoa Kỳ bởi vì lập trường của Washington trong việc mở rộng NATO.
“Chúng tôi thấy không có lý do gì để đối thoại với Washington nếu không tôn trọng lợi ích cơ bản của Nga. Trước hết, đây là vấn đề về việc NATO mở rộng vào không gian hậu Xô Viết, gây ra mối đe dọa đối với an ninh chung“, bà Zakharova nêu rõ.
Hôm thứ Ba (1/10), phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov loan báo Nga sẽ không thảo luận về việc ký một hiệp ước mới với Hoa Kỳ để thay thế một thỏa thuận hạn chế vũ khí hạt nhân chiến lược của mỗi bên sẽ hết hạn vào năm 2026 vì nó cần được nới rộng và mở rộng để bao gồm các quốc gia khác.
Thỏa thuận hạn chế vũ khí hạt nhân chiến lược quy định giới hạn số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược mà Hoa Kỳ và Nga có thể triển khai, cũng như việc triển khai tên lửa và máy bay ném bom trên bộ và trên tàu ngầm có mang theo đầu đạn hạt nhân chiến lược. Nó cũng gồm cơ chế kiểm soát lẫn nhau. Đây là trụ cột cuối cùng còn lại của việc kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa Hoa Kỳ và Nga.
Thỏa thuận đã được gia hạn nhiều lần. Lần cuối, mang tên New START, sẽ hết hạn vào năm 2016. Nó được ký năm 2010, giữa Tổng thống Mỹ Barack Obamas và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, để đảm báo nó sẽ có hiệu lực vào năm 2011, đúng lúc mà thỏa thuận lần trước hết hạn.
Năm 2023, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố “đình chỉ tham gia” nhưng “không rút khỏi” thỏa thuận này.
Tuyên bố được đưa ra sau khi Nga cáo buộc rằng Mỹ đã ngăn trở việc Nga kiểm soát đầu đạn hạt nhân của Mỹ, điều mà Mỹ bác bỏ. Tuy nhiên, Nga vẫn lấy đó làm lý do để tuyên bố họ không tham gia hoạt động giám sát nữa. Nhưng, ông Putin khẳng định ông vẫn “không rút khỏi”, tức là Nga vẫn tuân theo các điều khoản của thỏa thận này.
Tuy không còn theo chương trình giám sát của thỏa thuận, nhưng ông Putin cảnh cáo rằng: “Không ai nên ảo tưởng rằng sự cân bằng chiến lược toàn cầu có thể bị vi phạm.”
Ông cũng cảnh báo rằng Mỹ có thể sẽ leo thang hạt nhân, thử các vũ khí hạt nhân. Và nếu như vậy, thì Nga cũng sẽ làm tương ứng. “Đương nhiên, chúng tôi sẽ không làm điều này trước [Mỹ],” ông khẳng định.
88% đầu đạn hạt nhân của thế giới là thuộc về Nga hoặc Mỹ, mỗi bên có số lượng xấp xỉ ngang nhau. Tuy nhiên, một số chuyên gia phương Tây phỏng đoán rằng trên thực tế số lượng đầu đạn hạt nhân của Nga nhỏ hơn, thậm chí nhỏ hơn nhiều con số mà họ biểu hiện. Bởi vì vào thời Chiến tranh Lạnh Nga (Liên Xô) luôn tìm cách tỏ ra là mình có nhiều đầu đạn hạt nhân, và biểu hiện rằng họ có ngang Mỹ. Do đặc điểm cạnh tranh, Liên Xô luôn tỏ ra mạnh, nhưng mà, đến khi tan rã mới biết rằng lúc đó kỳ thực họ mạnh như họ biểu hiện.
Nga đang trong quá trình cập nhật lại cái mà họ gọi là “học thuyết hạt nhân”, kỳ thực là chủ trương quyết sách của họ về việc sử dụng vũ khí có tính hủy diệt nhất này. Theo các điều khoản dự thảo, Nga có thể sẽ dùng vũ khí hạt nhân để đáp trả hoặc răn đe nếu bị một quốc gia phi hạt nhân tấn công ác liệt nếu như quốc gia phi hạt nhân đó (ví như Ukraine) đang được hậu thuẫn bởi một cường quốc hạt nhân (ví như Mỹ). Cập nhật này là để phù hợp với tình hình mới mà Nga đang phải đối mặt.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…