Một chuyên gia ngân hàng Hàn Quốc cho biết, Kim Jong-un có một quỹ gọi là “ngân quỹ cách mạng” trong ngân hàng nước ngoài với trị giá từ 3 – 5 tỷ USD.
Ngày 8/9, tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản đưa tin, người phụ trách ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc (Industrial Bank of Korea), ông Cho Bong-hyun cho biết, số tiền này là tài sản bí mật của gia đình họ Kim, chuyên truyền lại cho những người của thế hệ sau sử dụng.
Chỗ tiền ấy của Kim Jong-Un đã được dùng để mua đồng hồ và các thương hiệu điện tử đắt tiền, tặng cho các quan chức lớn để lôi kéo, còn phung phí một lượng tiền lớn trong đó để mua các xa xỉ phẩm. Có tin tức cho biết, ngân quỹ này còn được dùng để duy trì kế hoạch hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
Ngoài Thụy Sĩ ra thì lượng tiền quỹ này còn được giữ ở Hồng Kông và Trung Đông. Khi ông Cho Bong-hyun trả lời phỏng vấn của tờ “Trung ương Nhật Báo” đã tiết lộ rằng, Triều Tiên vẫn luôn gom góp tiền ở những nơi như Trung Quốc, Nga, Hồng Kông, nhưng do sử dụng nặc danh nên rất khó tổng kết được con số cụ thể.
Đảng Lao Động Triều Tiên có Phòng số 38 và Phòng số 39 chuyên quản lý tiền bạc cho vương triều họ Kim, trong đó Phòng số 38 phụ trách phần quốc nội và Phòng số 39 phụ trách phần quốc ngoại.
Một quan chức Triều Tiên từng làm việc ở Phòng số 39 cho biết, mỗi bộ phận đều có mục tiêu thu thập tiền cho mỗi năm. “Nếu như đạt mục tiêu, thì sẽ được thưởng (như quà tặng hoặc huy chương). Nhưng nếu không đạt thì sẽ bị khiển trách hoặc thậm trí khai trừ.” Vị cựu quan chức này còn nói: Gia đình họ Kim mỗi năm tiêu xài đến hàng trăm triệu USD.
Trước đây, Triều Tiên đa số dựa vào xuất khẩu vàng và vũ khí để đổi lấy tiền. Nhưng sau khi xã hội quốc tế tiến hành chế tài đối với các hạng mục này, thì Kim Jong-un lại chủ yếu dựa vào thu nhập từ lao công Triều Tiên ở nước ngoài để tích lũy tiền bạc. Mỗi năm Triều Tiên xuất khẩu khoảng 50.000 lao động làm nô dịch trung bình 16 giờ một ngày, thu nhập từ bộ phận những người này đạt từ 1,2 – 2,3 tỷ USD mỗi năm, đa phần đều rơi vào tay chính quyền Triều Tiên.
Ngày 3/9, Triều Tiên phát động thử hạt nhân lần thứ 6. Hoa Kỳ lập tức đệ trình một bản dự thảo lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đề nghị xử phạt Triều Tiên thêm một lần nữa, yêu cầu cắt đứt nguồn cung cấp dầu thô cho Triều Tiên và đóng băng tài sản của Kim Jong-un. Một tuần sau (ngày 11/9), Liên Hiệp Quốc mở hội nghị tiến hành biểu quyết đối với bản dự thảo này.
Theo hãng tin AFP, trong bộ chế tài này gồm có cấm vận dầu mỏ, hàng dệt đối với Triều Tiên, cấm các nước thuê mướn lao công Triều Tiên và đóng băng tài sản của Kim Jong-un. Tuy nhiên trong cuộc hội đàm ngày 8/9, Trung Quốc và Nga ngoại trừ tán thành cấm vận hàng dệt ra, thì giữ thái độ phản đối với các mục khác.
Một quan chức cấp cao trong chính phủ Hàn Quốc cho biết, nếu như tài sản ở nước ngoài bị phong tỏa thì Kim Jong-un sẽ không có cách nào sử dụng tài khoản ở nước ngoài một cách bí mật, nhưng ở Nga và Trung Quốc thì vẫn có thể.
Theo quan điểm của ông Cho Bong-hyun, nếu muốn cắt đứt hoàn toàn nguồn tiền bí mật của Kim Jong-un cũng không dễ dàng. Bởi vì muốn vậy thì cần các nước liên quan cùng phối hợp, cần xác định Kim Jong-un dùng tài khoản nặc danh nào để bí mật che giấu số tiền đó.
Theo một nghiên cứu viên giấu tên, nếu muốn tra ra các tài khoản này, trên thực tế là rất khó. Những năm gần đây, Triều Tiên không chỉ tiến hành giao dịch ở Trung Đông, mà còn giao dịch tiền tệ với các nơi khác trên thế giới nên rất khó để có thể tra ra.
Lý Duyên
Xem thêm:
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…