“Ngày Độc lập 4/7” thứ 246 của Mỹ: Thiết lập lại cơ chế bảo vệ tự do và công lý

Ngày 4/7, nước Mỹ sẽ kỷ niệm 246 năm độc lập, vào cuối tuần nếu bạn đến Philadelphia – thành phố mà những người sáng lập nước Mỹ từng tranh luận và thông qua Tuyên ngôn Độc lập – bạn có thể thấy “Người cha Sáng lập” Jefferson (do diễn viên Edenbo thủ vai) đang trò chuyện với mọi người trên đường phố. Trong tuần qua, Chủ tịch Tổ chức Thanh niên Mỹ Scott Walker đã có lời kêu gọi người Mỹ từ chối “văn hóa thức tỉnh” (woke culture), nỗ lực thiết lập lại cơ chế bảo vệ tự do và công lý cho tất cả mọi người.

(Nguồn: Yuganov Konstantin/ Shutterstock)

Bao nhiêu năm qua, hoạt động Nhà hát Lịch sử đưa những vị Tổ phụ Lập quốc của Hoa Kỳ (Quốc phụ) vào Viện Lưu trữ Quốc gia Mỹ để tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Độc lập đã thành truyền thống hàng năm, nhằm nhắc nhở người Mỹ không quên sự kiện lịch sử trọng đại: Việc các vị Quốc phụ đã soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập – nền tảng thành lập và xây dựng nước Mỹ.

Trong phong trào “Người da đen đáng được sống” (Black Lives Matter) vào năm 2020 ở Mỹ, tượng của những vị Quốc phụ như Washington và Jefferson đã bị xâm hại. Một số nhà phê bình cho rằng thật không công bằng khi phủ nhận những thành tựu lịch sử của những “Người cha Sáng lập” nước Mỹ, hành động đó đã làm lung lay nền tảng lập quốc, đánh vào các nguyên tắc “tự do, bình đẳng, pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến” do những vị Quốc phụ đã thiết định.

Nước Mỹ đang chuẩn bị mừng Quốc khánh lần thứ 246, Chủ tịch Quỹ Thanh niên Mỹ và cựu Thống đốc bang Wisconsin là Scott Walker đã viết một bài đăng ​​trên Washington Times vào ngày 30/6, kêu gọi người Mỹ từ chối “văn hóa thức tỉnh”, nỗ lực thiết lập lại cơ chế bảo vệ tự do và công lý cho tất cả mọi người.

Bài viết cho rằng những vị Quốc phụ Hoa Kỳ đã nêu rõ cam kết đầy thuyết phục trong Tuyên ngôn Độc lập: “Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng Đấng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc – Rằng để đảm bảo cho những quyền lợi này, các chính phủ được lập ra trong nhân dân và có được những quyền lực chính đáng trên cơ sở sự nhất trí của nhân dân”.

“Bất chấp những nỗ lực của các nhà hoạt động “thức tỉnh” nhằm làm mất uy tín của những Người Cha Sáng lập nước Mỹ, nhưng quốc gia của chúng ta được xây dựng dựa trên niềm tin rằng tất cả chúng ta được tạo ra bình đẳng và Thượng đế đã ban cho chúng ta các quyền cơ bản bao gồm quyền sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc. Điều quan trọng cần lưu ý là không phải chính phủ ban cho chúng ta những quyền này, thay vào đó, nhiệm vụ của chính phủ là trách nhiệm bảo vệ các quyền này. Khi chúng ta tiến gần hơn đến việc ngày càng đông người Mỹ thực hiện theo Tuyên ngôn Độc lập thì quốc gia chúng ta sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.

Đáng buồn thay, nhiều người cánh tả muốn chia rẽ chúng ta. Nếu bạn khác quan điểm thì họ sẽ gán cho bạn là “phân biệt chủng tộc”, “phân biệt giới tính”, “có định kiến về chuyển giới”, hoặc chụp mũ tệ hơn. Nhiều người trong số họ tràn đầy tức giận và thù hận đối với những người không đồng ý với niềm tin của họ.

Là những người bảo thủ, chúng ta phải lạc quan và đồng lòng chống thái độ coi thường của cánh tả đối với các nguyên tắc sáng lập nước Mỹ. Chúng tôi yêu nước Mỹ và mọi giá trị giúp nhận diện nước Mỹ. Chúng tôi muốn tất cả mọi người dù già hay trẻ, giàu hay nghèo, da đen hay da trắng, sinh ra ở Mỹ và đến Mỹ một cách hợp pháp, có cùng những quyền tự do và cơ hội đã được truyền lại cho chúng ta từ các thế hệ trước.”

Trong bài diễn văn mãn nhiệm, Tổng thống Reagan đã cảnh báo chúng ta một cách khôn ngoan về sự cần thiết phải dạy lịch sử Mỹ và duy trì các nghi thức cộng đồng. Tôi nhớ hồi học lớp mẫu giáo hàng sáng phải đọc Lời thề Trung thành (The Pledge of Allegiance), khi đó chúng tôi tự hào đứng lên và đặt tay lên trái tim mình.

Vậy mà vào tuần trước một học sinh trường trung học Reagan Ranch đã nói với tôi rằng trường tư của cô ấy không đọc Lời thề Trung thành. Khi Abby yêu cầu trường học phục hồi truyền thống này thì họ đáp lại rằng điều đó không phù hợp với niềm tin của họ.

Chính xác thì Lời thề Trung thành này có điều gì uy hiếp?

“Tôi thề trung thành với lá cờ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và nước cộng hòa mà lá cờ đại diện, một quốc gia dưới quyền của Chúa, không thể chia cắt, tự do và công bằng cho tất cả mọi người”.

Nước cộng hòa là một hình thức chính phủ trong đó quyền lực tối cao thuộc về nhân dân và đại diện được bầu của họ, vì vậy Lời thề Trung thành không ngăn cản mọi người tìm cách cải thiện đất nước của chúng ta. Cá nhân tôi cho rằng chính phủ, đặc biệt là chính phủ liên bang là quá lớn và quá xâm phạm. Tôi cũng nghĩ rằng một số việc đáng ra phải làm đã không được làm như chúng nên là như vậy. Tuy nhiên, chúng ta nên ủng hộ nền cộng hòa trong khi tìm cách cải thiện nó.

Vì các quyền của chúng ta đến từ Đấng Tạo hóa, ​​nên chỉ khi chúng ta trở thành “một quốc gia dưới quyền của Chúa” thì mới có ý nghĩa. Hiến pháp Mỹ quy định rõ không được có quốc giáo đặc định, nhưng điều đó không dẫn đến nghi ngờ về tồn tại của Chúa Trời. 

Nội chiến Mỹ đã chứng minh rằng chúng ta “không thể chia cắt”. Hầu hết các quốc gia thường sụp đổ sau một cuộc nội chiến như vậy giữa những người chung quê hương. Tuy nhiên, nước Mỹ đã được tiếp tục thống nhất và cuối cùng phát triển mạnh mẽ.

Bảo đảm “tự do và công lý cho tất cả mọi người” là một phần của cam kết được Hoa Kỳ công bố lần đầu tiên vào ngày 4/7/1776. Trong 3 năm nữa, chúng ta sẽ kỷ niệm tròn 250 năm ngày thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Chưa thấy có quốc gia nào khác được xây dựng dựa trên nền tảng tự do mà tồn tại được lâu như thế.

Tuy nhiên, cố Tổng thống Reagan đã cảnh báo một cách đúng đắn rằng nền móng tự do sẽ có lúc thoái trào, vì tự do không được truyền cho thế hệ sau qua gien sinh học mà mỗi người chúng ta phải đấu tranh cho tự do của mình để bảo vệ nó và truyền nó cho thế hệ sau.

[Càng nhiều người] đọc thuộc Lời thề Trung thành, tượng trưng cho cam kết càng lớn hơn của chúng ta đối với tự do và cơ hội cho tất cả mọi người. Những sinh viên như Abby, những người không được phép đọc Lời thề Trung thành, cũng thường bị ngăn cản thành lập câu lạc bộ và tổ chức của riêng họ nếu họ có quan điểm bảo thủ. Chúng ta phải hỗ trợ cho họ.

Chúng ta bảo vệ quyền đọc Lời thề Trung thành giống như chúng ta đấu tranh để bảo vệ quyền tự do ngôn luận trong học đường. Chúng ta không cần phải ra tòa để bảo vệ quyền cơ bản của Hiến pháp. Trên thực tế, tự do ngôn luận nên được tôn trọng tại các trường đại học. Đáng buồn thay, những ngày này, nó là nơi nó bị tấn công nhiều nhất.

Ngày 4/7 này, chúng ta hãy cam kết bảo vệ tự do và công lý cho tất cả mọi người. Giờ đây, đó là cách tuyệt vời để chào mừng Ngày Độc lập của chúng ta.”

Cùng điểm qua một số vị Quốc phụ Hoa Kỳ, những người đã đóng góp to lớn cho nền độc lập của Mỹ:

Thomas Jefferson

Thomas Jefferson là người soạn thảo chính của “Tuyên ngôn Độc lập” và có đóng góp to lớn về mặt tư tưởng cho việc thành lập nước Mỹ. Tuyên ngôn Độc lập nêu rõ: “Chúng tôi cho rằng những sự thật sau đây là thiêng liêng và không thể phủ nhận: tất cả mọi người sinh ra được quyền bình đẳng và độc lập tự chủ; mọi người được sinh ra bình đẳng và có các quyền bất khả xâm phạm, bao gồm duy trì cuộc sống, tự do, và mưu cầu hạnh phúc. Chính phủ được nhân dân thành lập vì mục đích này, qua chấp thuận của nhân dân mà có tư pháp. Bất kỳ hình thức chính quyền nào không được lập ra theo nguyên tắc đó thì người dân có quyền tổ chức lại hoặc bãi bỏ để lập hình thức chính quyền mới được tổ chức theo nguyên tắc nêu trên, giống như việc người dân nỗ lực truy cầu an toàn và hạnh phúc”.

Là Tổng thống thứ 3 của nước Mỹ, Jefferson đã nhân đôi lãnh thổ đất nước khi mua lại vùng Louisiana, đồng thời ông cũng củng cố chế độ tổng thống.

Jefferson cũng là chuyên gia về nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, làm vườn, kiến ​​trúc, từ nguyên (ngành học về lịch sử của các từ), khảo cổ học, toán học, mật mã, khảo sát và cổ sinh vật học, ông còn là nhà văn, luật sư, nghệ sĩ vĩ cầm, và người sáng lập Đại học Virginia. Nhiều người coi ông là người uyên bác nhất trong tất cả các tổng thống Mỹ.

George Washington

George Washington là tổng tư lệnh của Quân đội Thuộc địa trong cuộc chiến giành độc lập của Mỹ và đã lãnh đạo quân đội thuộc địa đi đến thắng lợi. Tuy nhiên, Washington hiếm khi chiến thắng trong trận chiến, chiến thắng nổi tiếng nhất của ông là Trận Turdon trước những người lính đánh thuê Hessian của Đức bị say xỉn vào ngày Giáng sinh. Một trong những đóng góp lớn của George Washington cho cuộc cách mạng là tổ chức dân chúng nổi loạn thành một đội quân.

Sau chiến tranh, ông từ chối lời đề nghị khuyến khích ông lãnh đạo một chế độ quân sự cai trị đất nước, và vào năm 1783 ông trở về điền trang của mình trên núi Vernon để sống một cuộc đời thường dân. Năm 1787, Washington chủ trì nghị sự lập hiến và tạo ra Hiến pháp Mỹ hiện nay.

Washington là tổng thống đầu tiên của Mỹ từ năm 1789 – 1797, là tổng thống duy nhất trong lịch sử Mỹ được tất cả các thành viên bầu chọn. Nhiều chính sách mà ông đã thiết lập trong 2 nhiệm kỳ Tổng thống của mình vẫn được duy trì cho đến ngày nay. Sau khi kết thúc 2 nhiệm kỳ, ông tự nguyện từ bỏ quyền lực và không tìm kiếm một nhiệm kỳ nào nữa.

Một trong những đóng góp lớn nhất của Washington là thiết lập chế độ tổng thống. Với danh tiếng của mình, ông hoàn toàn có thể trở thành quốc vương. Thế nhưng ông đã chọn một con đường khác đánh dấu nước Mỹ thành quốc gia mới thực sự trong lịch sử thế giới. Hai lần chuyển giao quyền lực của Washington (quyền lực quân sự và quyền lực chính trị) khiến các thế hệ tương lai phải ngưỡng mộ ông, khiến ông thường được tôn là “cha đẻ của nước Mỹ”.

Benjamin Franklin

Benjamin Franklin là danh nhân Mỹ đầu tiên trong lịch sử, ông là một nhà khoa học, nhà phát minh, tác giả, nhạc sĩ, nhà báo, thợ rèn… Từ cột thu lôi và bếp lò kiểu mới cho đến kính hai tròng và máy in… là những phát minh đã khiến ông nổi tiếng trên toàn thế giới. Các phát minh của ông cũng bao gồm các đổi mới xã hội như việc trả tiền sau (paying forward).

Franklin từng là Thống đốc bang Pennsylvania, Đại sứ tại Pháp và Thụy Điển, cũng là Tổng giám đốc bưu điện đầu tiên của Mỹ. Ông còn là người tiên phong trong lĩnh vực khí tượng học, cũng là người đã lập ra những hệ thống công đầu tiên của Mỹ như thư viện, bệnh viện, đội cứu hỏa tình nguyện, và tiền thân của Đại học Pennsylvania. Ông cũng là người duy nhất ký đồng thời 3 dự luật quan trọng nhất của Mỹ (Tuyên ngôn Độc lập, Hiệp ước Paris năm 1783 và Hiến pháp Mỹ năm 1787), đồng thời là người tiên phong chống chế độ nô lệ.

Đóng góp của Franklin cho nền độc lập của Mỹ chỉ kém Washington. Mặc dù do tuổi cao nên ông không phục vụ như một vị tướng hay tổng thống, nhưng ông lại là đại diện tinh thần của nước Mỹ mới.

Franklin có niềm tin mạnh mẽ vào Chúa đã góp phần thúc đẩy bước thức tỉnh vĩ đại (Great Awakening) ở Mỹ. Ông viết trong cuốn tự truyện của mình: “Chủ nhật là ngày học tập của tôi, tôi không bao giờ nghi ngờ sự tồn tại của một vị Thần đã tạo ra thế giới này và cai trị từ xa, làm những điều tốt đẹp cho nhân loại là thiết yếu nhất; linh hồn của chúng ta là bất tử, tất cả tội phạm sẽ bị trừng phạt chỉ là sớm hay muộn, đức tính kiên trung sẽ được tán dương”.

Tiêu Nhiên, Vision Times

Mời xem thêm các bài liên quan chủ đề “Hoa Kỳ lập quốc” tại đây.

Tiêu Nhiên

Published by
Tiêu Nhiên

Recent Posts

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

19 phút ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

1 giờ ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

1 giờ ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

2 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago