Nghĩ về năng lực tự vệ của Đức và châu Âu trước kho vũ khí hạt nhân của Nga

Trang “Tiêu điểm” (focus.de) của Đức hôm 16/3 đã đăng một bài viết: “Phô trương thực lực hay đang đe dọa: 6 sự thật nên biết về kho vũ khí hạt nhân của châu Âu”. Bài báo khiến các chiến lược gia suy nghĩ về năng lực tự vệ của Đức và châu Âu.

Quân đội Đức triển khai tại Lithuania. (Nguồn: NATO/ Flickr)

Bài viết chỉ ra, đầu tiên, Nga là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân lớn nhất trên thế giới. Theo số liệu của “Sách ghi chép hạt nhân” (Nuclear-Notebook) của trang Bulletin of Atomic Scientist, trong số 13.000 vũ khí hạt nhân trên thế giới, có 6.370 đầu đạn đang nằm trong kho dự trữ của Nga. Ở châu Âu có khoảng 150 vũ khí hạt nhân B61 của Mỹ, trong đó 20 vũ khí ở Büchel thuộc vùng Eifel, Đức.

Thứ hai, cơ sở phóng tên lửa của Nga gần với Đức nhất là ở Kaliningrad (thủ phủ Kaliningrad Oblast của Nga). Về khoảng cách trên không, Kaliningrad chỉ cách Berlin 530 km, và thời gian bay của tên lửa tầm trung được phóng từ đó là 4,5 phút.

Thứ ba, Berlin hiện có khả năng bảo vệ hạn chế trước một cuộc tấn công bằng tên lửa hạt nhân. Về phương diện phòng thủ tên lửa, NATO có một cơ sở radar đặc biệt ở Romania và một cơ sở bắn ở Ba Lan, từ đó Berlin có được “phòng vệ chung”.

Thứ tư, một hệ thống phòng thủ tên lửa như vậy có thể ngăn chặn thành công một tên lửa duy nhất, nhưng một loạt tên lửa sẽ khiến hệ thống bị áp đảo. Điều cần nhắc nhở là: Theo kết quả điều tra của NATO, có 900 đầu đạn hạt nhân trong kho vũ khí của Nga có thể lập tức đưa vào sử dụng.

Quân đội Đức trong một hoạt động thực tập của NATO. (Nguồn: NATO/ Flickr)

Thứ năm, Berlin thậm chí không được phòng thủ tốt trước sự tấn công của các tên lửa thông thường. Chỉ khi tất cả 12 Lực lượng Bảo vệ Tổ quốc (Patriot-Staffel) đóng quân ở miền Bắc nước Đức đều tập trung ở Berlin, bầu trời Berlin có thể được bảo vệ theo cách thông thường. Nhưng tỷ lệ trúng mục tiêu của hệ thống này không cao lắm: Kinh nghiệm của Lục quân Mỹ sau khi trải qua Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, ban đầu đưa ra tỷ lệ trúng đích cao tới 80%, nhưng sau đó cho biết tỷ lệ này chỉ có 40% đến 70%.

Thứ sáu, ông Putin tin vào cường quyền chứ không phải mềm yếu, nếu châu Âu mềm yếu sẽ dẫn đến sự hung hăng của Putin. Theo phong cách răn đe quân sự của Nga, sau cuộc tấn công đầu tiên, thậm chí trước khi đạt được mục tiêu, cuộc tấn công thứ hai sẽ được phát động. Do đó các nhà chiến lược hoàn toàn có lý do để suy nghĩ kỹ về năng lực tự vệ của Đức và châu Âu.

Vương Diệc Tiếu

Published by
Vương Diệc Tiếu

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

32 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

39 phút ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

56 phút ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

1 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

2 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago