Tại Hội nghị An ninh Munich lần thứ 54 (2018 Munich Security Conference), Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel cho biết, Trung Quốc đang dùng “một vành đai, một con đường” để gây ra cuộc chiến giữa chế độ dân chủ và độc tài.
Theo Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA), tại Hội nghị, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel chỉ trích, Trung Quốc thông qua “một vành đai, một con đường” để tạo ra chế độ khác với giá trị phương Tây về tự do, dân chủ và nhân quyền; hiện tại, trật tự của thế giới tự do đang tan rã.
Ông nói, Trung Quốc hiện nay là nước duy nhất có và kiên trì thực hiện mục tiêu địa chính trị có tính toàn cầu, các nước phương Tây cần đưa ra các đối sách tương ứng. Ông từng cảnh báo châu Âu có nguy hiểm bị phân hóa, sự đoàn kết của EU bị phá hoại bởi sách lược dụ dỗ lôi kéo của Trung – Nga. Đối diện với sự tấn công bằng kim tiền của Trung Quốc, châu Âu cần chủ động chủ động đầu tư vào các khu vực như Đông Âu, Trung Á và châu Phi.
Cuối cùng Sigmar Gabriel nói một cách thành khẩn, trong thế giới còn phức tạp hơn cả những năm chiến tranh lạnh, cuộc chiến giữa dân chủ và độc tài lại tái hiện, châu Âu liệu có dũng khí để đón nhận thử thách này, sẽ quyết định “thế kỷ châu Á” liệu có thật sự sẽ đến.
Trong lúc ông Sigmar Gabriel phát biểu, ông Phó Ngọc – Chủ nhiệm Ủy ban Ngoại sự Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc, người dẫn đầu đoàn đại biểu Trung Quốc tham dự hội nghị lần này cũng đang ngồi ở dưới.
Hội nghị An ninh Munich là diễn đàn đối thoại quan trọng của các chuyên gia quân sự, ngoại giao và tình báo các nước. Năm nay, tham dự hội nghị có Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ James Mattis, Thủ tướng Anh Theresa May, Chủ nhiệm Ủy ban Ngoại sự Hội nghị Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc Phó Ngọc, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, v.v.
Ngày 31/1 đến ngày 2/2, Thủ tướng Anh Theresa May có chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc. Trung Quốc đẩy mạnh phát triển “một vành đai một con đường” cũng trở thành điểm nóng trong quan hệ hợp tác giữa hai nước Trung – Anh.
Tuy nhiên, truyền thông Anh cho biết, bà Theresa May chưa ký biên bản ghi nhớ “một vành đai, một con đường”. Do châu Âu có nhiều nhân sĩ lo lắng, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng của hiệp ước này không rõ ràng, hơn nữa có thể chỉ bảo hộ cho các doanh nghiệp Trung Quốc, do đó bà đã từ chối ký.
Chuyên gia Raffaello Pantucci thuộc Trung tâm Nghiên cứu quân sự liên hợp Hoàng gia Anh cho rằng, có nhiều nguyên nhân để các nước lớn phương Tây từ chối ủng hộ “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc, một trong các nguyên nhân chính là khái niệm về kế hoạch không bám sát với thực tế, khó có thể xác định cụ thể rốt cuộc là ủng hộ cái gì.
Ngoài ra, Trung Quốc khởi động kế hoạch hợp tác “16+1” giữa Trung Quốc và các nước Trung Âu, Đông Âu, có hơn 11 nước là thành viên của EU, do đó, EU rất lo lắng rằng hành động này của Trung Quốc phải chăng là đang gây chia rẽ EU. Một nguyên nhân nữa là Mỹ nghi ngờ về “một vành đai, một con đường”.
Mỹ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản cũng đang thảo luận xây dựng phương án thay thế “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc, để làm đối trọng với sức ảnh hưởng của Trung Quốc đang không ngừng mở rộng.
Hãng tin Reuter dẫn lời của một quan chức Mỹ không muốn tiết lộ danh tính nói, phương án thay thế này vẫn đang trong giai đoạn khởi đầu, chưa hoàn thiện. Ngoài ra, phương án này chỉ là lựa chọn thay thế, chứ không phải là phương án “cạnh tranh”.
Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull trong chuyến thăm Washington vào tuần này cũng sẽ đưa vấn đề này ra thảo luận, đến lúc đó, hai nước Mỹ – Úc sẽ tiến hành thảo luận chi tiết hơn.
Trang tin The Australian Financial Review hôm Chủ nhật có dẫn lời quan chức Chính phủ Úc cho biết, kế hoạch này liên quan đến quan hệ đối tác tại 4 khu vực, nhưng do hiện nay mới ở “giai đoạn bắt đầu”, chưa hoàn thiện đủ để Thủ tướng Malcolm Turnbull chính thức công bố trong thời gian tới thăm Mỹ.
Vị này cho biết thêm, kế hoạch này không phải là phản đối Trung Quốc tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng, mà là đưa ra một lựa chọn khác cho toàn cầu. Ông nói: “Không có ai nói Trung Quốc không nên xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng Trung Quốc có thể sẽ xây dựng một cảng khẩu mà bản thân cảng này lại không mang tính kinh tế, trong khi chúng ta có thể thông qua xây dựng liên kết cửa khẩu của các quốc lộ và tuyến đường sắt để thực hiện tính khả thi về mặt kinh tế“.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Úc Julie Bishop hôm thứ Hai (19/2) trả lời phỏng vấn của Sky News cho biết, 4 nước Mỹ, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản đã thảo luận về “hàng loạt các cơ hội và thách thức”, ông còn nói, “đặc biệt là khu vực chúng tôi (Úc), có nhu cầu rất lớn đối với việc xây dựng cơ sở hạ tầng”.
Mục tiêu của “một vành đai, một con đường” là cung cấp tài chính xây dựng hàng loạt cơ sở hạ tầng tại 70 nước ở châu Âu, Trung Đông, châu Phi. Tuy nhiên, Anh, Mỹ, Pháp, Đức và EU đều chưa xác nhận tham dự.
“Một vành đai, một con đường” được đưa ra từ năm 2013, chính sách này chủ yếu bao gồm “vành đai kinh tế con đường tơ lụa” và “con đường tơ lụa trên biển trong thế kỷ 21”, và kế hoạch tại các nước gần con đường tơ lụa cũ, cùng phụ trách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khổng lồ, mục đích là xây dựng con đường thương mại mới giữa Trung Quốc và khu vực Trung Á, châu Âu.
Trí Đạt
Xem thêm:
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đề cử bà Kristi Noem, Thống đốc tiểu…
Các nhà điều tra Ukraine đang nghiên cứu mảnh vỡ của một tên lửa đạn…
Hôm Chủ nhật (24/11), thủ đô Islamabad của Pakistan đã bị phong tỏa vì lý…
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã cam kết tăng cường lưu lượng…
Theo VKS, bản án quy kết bị cáo Trương Mỹ Lan tham ô 304.000 tỷ…
Theo thống kê, hơn 800.000 người nhập cư Venezuela đã đổ vào Mỹ trong 4…