Cục diện xung đột hệ tư tưởng trong Đảng Cộng sản Trung Quốc
- Trí Đạt
- •
Hình thái ý thức Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện đang tái hiện nước cờ cao trào giữa phe cánh tả và phe cánh hữu.
Trên mạng tiếng Trung đang lan truyền bài viết của Giáo sư Hứa Chương Nhuận thuộc Đại học Thanh Hoa có tựa đề “Bảo vệ cải cách mở cửa”. Bài viết chỉ ra, Trung Quốc đã cải cách mở cửa được 40 năm, vốn nên phải bước sang giai đoạn cuối mang tính quyết định thành công hay thất bại, không ngờ hiện nay cải cách không tiến mà lại lùi, có người bước đi từ hoài niệm thời đại Mao Trạch Đông, phát triển đến quả quyết phủ định cải cách mở cửa, công khai cổ xúy “xóa bỏ chế độ tư hữu”. Bài viết kêu gọi lấy người Trung Quốc thuộc “giai cấp trung lưu” làm đại diện đứng lên bảo vệ cải cách mở cửa, đồng thời kêu gọi ông Tập Cận Bình “tập trung quyền lực trước, rồi hãy làm đại sự”, cuối cùng hoàn thành chuyển đổi mô hình lịch sử, kiên lập Trung Quốc hiện đại lấy dân chủ tự do làm cơ sở.
Sự xuất hiện của bài viết này đúng vào lúc bài viết của vị giáo sư chuyên nghiên cứu về chủ nghĩa Mác Lê của Đại học Nhân dân Trung Quốc Chu Tân Thành đang gây nhiều tranh cãi. Ngày 16/1, chuyên đề Kỳ Xí trên Weibo “Cầu Thị” của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đăng bài viết “Tiêu diệt chế độ tư hữu” của ông Chu Tân Thành, bài viết nghiêm khắc điểm danh phê bình hai học giả trường phái tự do là giáo sư Trương Ngũ Thường và Giáo sư Ngô Kính Liên, tuyên bố “Chủ nghĩa Cộng sản chính là muốn tiêu diệt chế độ tư hữu”. Bài viết còn nói Giáo sư Trương Ngũ Thường là “phần tử chủ nghĩa tự do mới phản đảng, phản chủ nghĩa xã hội”, đồng thời cũng tiến hành công kích Giáo sư Ngô Kính Liên.
Bài viết này được đăng trên tạp chí Cầu Thị, một tạp chí có sức nặng của ĐCSTQ, tín hiệu mà bài viết đưa ra cũng gây nhiều tranh cãi trong và ngoài Trung Quốc. Nhiều bình luận của cư dân mạng Trung Quốc và ngoài Trung Quốc cho rằng, đây là dấu hiệu sự trở lại của tư duy Cách mạng Văn hóa.
>> Giết người như giết lợn trong thời Cách mạng Văn hóa ở Quảng Tây
Học giả: Hiện tại là cục diện đầy khó khăn
Ngày 5/2, học giả lịch sử Trung Quốc, nhà quan sát chính trị Chương Lập Phàm đã chỉ ra trong chương trình bình luận về thời sự của Đài phát thanh Hoa Kỳ (VOA), về lý luận chấp chính, hiện nay chính quyền ĐCSTQ đang rơi vào cục diện khó khăn.
Ông cho biết, “hai bài viết này nói cho chúng ta rằng, hiện nay, lĩnh vực hình thái ý thức đang đấu tranh gắt gao, thậm chí đến mức liên quan đến sinh tử tồn vong. Thực ra, tôi cho rằng, cải cách mở cửa đã chết rồi, từ một danh từ đầy mỹ miều đã biến thành một khái niệm xấu xí. Bao nhiêu tội ác đều mượn danh nghĩa cải cách mở cửa, ví dụ như có cải cách mới có bạo lực cướp bóc, có cải cách mới có tập đoàn lợi ích ăn chặn tài sản quốc gia và tuồn ra nước ngoài.”
Ông nhận định, cái gọi là tầng lớp trung lưu Trung Quốc là một giai tầng có sự dựa dẫm vào quyền quý, kêu gọi họ bước ra chỉ là một phía tình nguyện. Bài viết của ông Giáo sư Hứa Chương Nhuận cũng nói đến sự thực con cháu của nhà chính trị mượn danh nghĩa cải cách mở cửa để cướp bóc ăn chặn, cũng tức là họ “đoạt giang sơn, ngồi giang sơn và ăn giang sơn”. Phê bình như vậy là đã điểm đúng chỗ.
Ông Chương Lập Phàm còn dẫn lời của một nhân sĩ ngoài Trung Quốc phê bình về bài viết, nhân sĩ này cho rằng, bảo vệ loại cải cách mở cửa này rất hoang đường. Sau những năm 1964, cải cách mở cửa đã biến chất, ít nhất không phải là toàn diện mà là cải cách trong sự bó buộc. Do đó, nhà phê bình cho rằng cách nói bảo vệ thành quả của cải cách mở cửa là sự ngây thơ của tri thức phần tử; cho rằng chỉ có vượt qua khỏi mô thức cải cách mở cửa của Đặng Tiểu Bình, thực hiện cải cách dân chủ mới là giai điệu mạnh mẽ của thời đại.
Ông giải thích: “Trung Quốc cũ” là Trung Quốc trước khi Trung Quốc hiến chính xuất hiện; “xã hội cũ” là xã hội trước khi xã hội công dân xuất hiện; “cải cách mở cửa”, cải cách chính là cải cách thể chế chính trị, mở cửa chính là mở cửa những gì đảng cấm, báo cấm. Ông nhấn mạnh quan điểm này, nhưng cũng cho biết không bao gồm hy vọng bảo vệ cải cách mở cửa.
“Hiện nay lý luận chấp chính của ĐCSTQ tương đối mâu thuẫn, hoàn cảnh khó khăn của ĐCSTQ khó có thể tự cứu”, ông Chương Lập Phàm nhận định.
Ông biểu thị, trong lý luận chấp chính của ĐCSTQ, đã không thể tự bào chữa cho mình, cải cách mở cửa là ĐCSTQ đề xuất, tiêu diệt chế độ tư hữu cũng là nội dung trong tôn chỉ của chủ nghĩa Mác – Lê, hai cái nói ra đều có đạo lý. Cái gọi là 30 năm sau hai cái cũng không phủ định nhau, chính là khẳng định lý luận của hai người Mao và Đặng. Thực sự muốn xóa bỏ chế độ tư hữu cũng không dễ dàng, bởi vì hiện nay, những người thu được lợi ích và những người bảo vệ chế độ tư hữu, là những tập đoàn lợi ích, họ muốn bảo vệ tài phú vô cùng to lớn, nếu không gốc rễ của quyền quý sẽ không tồn tại; nếu như ĐCSTQ vì khủng hoảng tài chính mà nhất định phải đưa ra hạ sách này, chắc chắn sẽ khiến thiên hạ đại loạn. Do đó nước cờ này không thể đi được.
Ông nói, còn về làm thế nào để bảo vệ cải cách mở cửa, cũng chính là từ miệng nói muốn tiếp tục sâu hóa, thực tế là không có khả năng tiếp tục. Việc hiện nay làm xác thực là trống đánh xuôi kèn thổi ngược, đem cải cách mở cửa khi xưa đẩy về hướng ngược lại, chỉ là không công khai nói ra. Nếu như thật sự muốn tiến hành thảo luận theo chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội, vậy thì lý luận chấp chính của ĐCSTQ hoàn toàn không đứng vững được.
Ông Chương Lập Phàm tổng kết, chính vì hai đầu đều không có hy vọng, hiện tại chính là một thế bí. Chúng ta xem kịch chính là xem diễn viên trên sân khấu diễn như thế nào, chỉ như vậy thôi.
Hình thái ý thức ĐCSTQ phá sản, người hy vọng vào ông Tập Cận Bình đã giảm
Mấy năm gần đây, hình thái ý thức của ĐCSTQ liên tiếp xảy ra tranh luận. Ngày 23/9/2014, trong ấn phẩm Hồng Kỳ Văn Cảo thuộc tạp chí Cầu Thị của phe cánh tả ĐCSTQ có đăng một bài viết của ông Vương Vĩ Quang – Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội, nói “đấu tranh giai cấp không thể dập tắt”, cũng đã dấy lên một trận hỗn chiến giữa truyền thông cánh tả và cánh hữu ở Trung Quốc Đại Lục.
Trước Đại hội 19 ĐCSTQ, ngày 8/6/2017, phó biên tập Thời báo Học tập của Trường đảng Trung ương ĐCSTQ là ông Đặng Duật Văn từng có bài viết đăng trên tờ New York Times nói, Trung Quốc hiện nay chính là một Trung Quốc phân tách thành tả hữu, từ nay về sau, loại phân tách này tiếp tục rộng ra hay thu nhỏ lại, khả năng rất lớn là được quyết định bởi tư tưởng chỉ đạo được đưa ra tại Đại hội 19, xem có thể có khả năng bao dung hết khả năng hay không và có thể khiến cho người dân tín phục hay không. Nếu như “Tư tưởng Tập Cận Bình” không thể lấy làm gương, nhúng vào một vài giá trị phổ quát, hay là kiên trì chính trị quan cứng nhắc của ĐCSTQ, sẽ rất khó để cho người ta tán đồng, xã hội Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục phân chia.
Sau Đại hội 19, “Tư tưởng Tập Cận Bình” đã được xác nhận ghi vào Điều lệ Đảng, đồng thời trong tháng 3 tới đây, cũng sẽ tiến hành sửa đổi hiến pháp Trung Quốc.
>> Ông Tập Cận Bình sửa Hiến pháp nhằm mở đường kéo dài quyền lực?
Tuy nhiên, từ lâu, giới quan sát đã có quan điểm cho rằng, chỉ cần cố thủ sự thống trị của ĐCSTQ, dù là tư tưởng chỉ đạo của Tập Cận Bình có sửa đổi tốt thế nào, cũng không làm ra được thành tích nào.
Trên thực tế, hơn 20 năm qua, trong nội bộ thể hệ hình thái ý thức của ĐCSTQ vẫn luôn nằm ở trạng thái hỗn chiến, nó cho thấy hình thái ý thức của chủ nghĩa Mác-Lê mà ĐCSTQ tuyên truyền đã phá sản. Trong đảng không có bất cứ tín ngưỡng, tín niệm nào có thể tiếp tục dẫn dắt ĐCSTQ vượt qua cửa ải khó khăn lần này. Quan chức, đảng viên không đoàn kết, chỉ có một tâm là muốn thăng quan bòn rút tiền. Chia rẽ phe phái trong đảng, xã hội công khai phân chia tả hữu, không có điểm chung nào để cùng tin tưởng.
Từ tháng 12/2015 đến nay, ông La Vũ – con trai của cố Đại tướng La Thụy Khanh, đã liên tiếp gửi hơn 20 bức thư công khai cho ông Tập Cận Bình, khuyên ông Tập từ bỏ ĐCSTQ, dẫn dắt Trung Quốc đi theo con đường dân chủ hóa. Ông chỉ ra, người chấp chính của Trung Quốc Đại Lục hiện nay đang đối mặt với sự hủ bại to lớn của ĐCSTQ, cái đảng này đã xong rồi, lòng tin của người dân đã mất hết.
>> La Vũ: Từ bỏ chế độ, Trung Quốc và Mỹ mới có quan hệ tốt đẹp thật sự
>> La Vũ: Phe Tập và Giang đều không còn đường lui
Trong nhiệm kỳ 5 năm đầu tiên của ông Tập Cận Bình, rất nhiều người hy vọng ông có thể thông qua chống tham nhũng để dẫn dắt Trung Quốc bước sang một xã hội tốt đẹp hơn, thậm chí là xã hội không có ĐCSTQ. Sau Đại hội 19, những tiếng nói hy vọng ông Tập Cận Bình củng cố quyền lực xong sẽ có hành động cải cách chính trị to lớn đã giảm rõ rệt.
Nhân sĩ bình luận chính trị Lam Thuật trả lời phỏng vấn có cho biết, tất cả những người hy vọng Trung Quốc biến đổi thành tốt hơn, đều không phải là làm vì ông Tập Cận Bình, do đó thay vì chờ đợi người khác làm, không bằng tự mình chủ động đi làm chút gì đó.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa Tập Cận Bình hình thái ý thức ĐCSTQ