Nhà lãnh đạo Belarus khẳng định sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân

Ngày 30/6, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, đồng minh trung thành nhất của Điện Kremlin trong cuộc chiến ở Ukraine, khẳng định chắc chắn rằng sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga ở nước này.

Tổng thống Lukashenko và Tổng thống Nga Vladimir Putin đều thừa nhận, một số vũ khí chiến thuật đã được đưa đến Belarus và phần còn lại sẽ được gửi đến vào cuối năm nay.

Trong bài phát biểu kỷ niệm ngày quốc khánh của nhà nước thuộc Liên Xô cũ,ông Lukashenko cho biết, việc bố trí vũ khí ở Belarus là “sáng kiến chắc chắn nhất của tôi”.

“Chúng tôi ngày càng tin chắc rằng cần phải bố trí chúng tại Belarus, một nơi đáng tin cậy,” ông Lukashenko nhấn mạnh trong một chương trình phát sóng trực tuyến của hãng thông tấn nhà nước BelTA. “Tôi chắc chắn chúng ta sẽ không bao giờ phải sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật chừng nào chúng có mặt tại Belarus, đồng thời không một kẻ thù nào dám đặt chân lên đất nước chúng ta.”

Ông Lukashenko đã nhiều lần cáo buộc các nước phương Tây cố gắng phá hủy nhà nước của ông và cho rằng việc triển khai hạt nhân là cần thiết để ngăn chặn những kẻ xâm lược tiềm năng.

Giữa tháng 6 vừa qua, ông thông báo một số vũ khí đã đến Belarus và từng có lúc nói rằng ông sẽ không ngần ngại sử dụng chúng nếu cần thiết.

Ngày 30/6, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov khẳng định, việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus không phi phạm Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí hạt nhân do Nga vẫn kiểm soát chúng. Ông nói với hãng thông tấn Tass của Nga, việc triển khai là “bắt buộc” đối với Nga.

Ông Lukashenko từng hỗ trợ ông Putin khởi động một phần cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2/2022 từ Belarus và cũng ủng hộ cuộc chiến. Mới đây, ông còn làm trung gian cho một thỏa thuận cho phép thủ lĩnh lính đánh thuê Yevgeny Prigozhin và các chiến binh của ông ta chuyển các hoạt động sang Belarus.

Người đứng đầu Cục An ninh Quốc gia của nước láng giềng Ba Lan, Jacek Siewiera, cho hay các chiến binh Wagner chuyển đến Belarus có thể lợi dụng những người di cư từ châu Phi và các nước khác để gây bất ổn ở Trung và Đông Âu.

Những bình luận của ông Siewiera với Financial Times liên quan đến các cuộc đụng độ ở biên giới Belarus vào năm 2021 khi những người di cư cố gắng tìm đường vào Ba Lan, quốc gia cáo buộc ông Lukashenko khuyến khích họ đến nước này.

Trong bài phát biểu của mình, ông tiết lộ, các chính trị gia đối lập người Belarus, hiện hầu hết đang sống lưu vong, đã tố cáo việc triển khai vũ khí cũng chỉ trích việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân do Nga tiến hành và hiện đang vận hành ở Belarus.

Minh Ngọc (Theo Reuters)

Minh Ngọc

Published by
Minh Ngọc

Recent Posts

Nga phản ứng về việc ông Trump nói ông đã từng đe dọa tấn công Moskva

Ông Peskov lưu ý rằng “hiện tại có rất nhiều tuyên bố gay gắt, rất…

56 phút ago

Bộ GD&ĐT yêu cầu thu hồi bằng cấp của ông Vương Tấn Việt

Ông Vương Tấn Việt  (Thích Chân Quang, Trụ trì Thiền tôn Phật Quang) bị thu…

2 giờ ago

Tiêm kích Nhật Bản xuất kích chặn máy bay trinh sát H-6, Y-9 của Trung Quốc

ĐCSTQ điều động một máy bay ném bom và máy bay trinh sát bay qua…

3 giờ ago

Năm chủ điểm thách thức lớn nhất đe dọa liêm chính bầu cử Hoa Kỳ 2024

Hoa Kỳ đang gặp phải rất nhiều thách nghiêm trọng liên quan đến tính liêm…

3 giờ ago

Trung Quốc và Ấn Độ đạt thỏa thuận bố trí tuần tra quân sự khu vực biên giới tranh chấp

Ấn Độ cho biết đã đạt được thỏa thuận với ĐCSTQ về việc bố trí…

3 giờ ago

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Phát triển điện hạt nhân, do Nhà nước độc quyền đầu tư, vận hành

Phát triển điện hạt nhân được "thể chế hóa" trong Luật Điện lực (sửa đổi),…

3 giờ ago