Nhà Trắng chưa có kế hoạch cho cuộc điện đàm thứ hai giữa ông Biden và ông Tập

Chính quyền Biden đang liên lạc với các quan chức cấp cao của Trung Quốc, nhưng hiện chưa có kế hoạch tổ chức ngay lập tức cuộc điện đàm thứ hai giữa Tổng thống và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, Nhà Trắng cho biết hôm thứ Sáu.

“Chắc chắn, chúng tôi đang liên lạc ở cấp độ rất cao với các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Về cuộc gọi sắp tới với ông Tập, tôi không dự đoán bất cứ điều gì”, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết trong một cuộc họp báo khi trả lời câu hỏi của Epoch Times.

Tổng thống Biden đã có cuộc điện đàm chính thức đầu tiên với nhà lãnh đạo Trung Quốc vào ngày 10/2. Một tháng sau, các nhà ngoại giao cấp cao của cả hai nước đã gặp nhau để đàm phán tại Alaska, một cuộc chạm mặt vẫn còn được ghi nhớ với những lời lẽ thóa mạ công khai của các quan chức ngoại giao Trung Quốc.

Kể từ đó, ông Biden đã bắt tay vào một chiến dịch tập hợp các đồng minh ở châu Âu và những nơi khác để cùng nhau đối đầu với các mối đe dọa toàn cầu do chế độ cộng sản Trung Quốc gây ra, cũng như tình trạng vi phạm nhân quyền tràn lan của nó. 

Tháng trước, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cũng nói rằng Nhà Trắng đang có kế hoạch đẩy mạnh việc đối phó với Trung Quốc trong những tháng tới “theo những cách tiếp cận phù hợp” và đảm bảo hai bên sẽ có “đàm thoại trực tiếp” giống như cách mà ông Biden gặp gỡ với Tổng thống Nga Putin.

Tổng thống “sẽ tìm kiếm cơ hội để giao tiếp với Chủ tịch Tập trong tương lai,” ông Sullivan cho biết hôm 17/6.

Ông cũng không loại trừ khả năng có một cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 (G20) sắp diễn ra vào tháng 10 tới.

“Chúng tôi không có bất kỳ kế hoạch cụ thể nào vào lúc này, nhưng tôi xin lưu ý rằng cả hai nhà lãnh đạo có khả năng sẽ tham dự G20 ở Ý vào tháng 10. Vì vậy, giờ hãy để nó ở đó,” ông nói.

Tờ Financial Times ngày 23/6 đưa tin, ông Biden đang có kế hoạch khởi động “giai đoạn tiếp theo” trong chính sách Trung Quốc của mình và do đó đang thúc đẩy các cuộc họp cấp cao. Không rõ liệu ông Biden có gây thêm áp lực lên Trung Quốc để giải quyết các vấn đề về nhân quyền, Đài Loan và Hồng Kông hay không.

Tháng trước, ông Biden đã chỉ trích việc Bắc Kinh “tăng cường đàn áp” ở Hồng Kông sau khi đóng cửa Apple Daily, một tờ báo lớn ủng hộ dân chủ. Tổng thống cũng đã ra lệnh xem xét thông tin tình báo chặt chẽ hơn về nguồn gốc của COVID-19, bao gồm cả việc liệu virus có phải là kết quả của một vụ rò rỉ trong phòng thí nghiệm hay không.

Trong một bài phát biểu đánh dấu 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tuần trước, ông Tập nói rằng các lực lượng nước ngoài sẽ bị “vùi dập” nếu họ cố gắng bắt nạt Trung Quốc. Ông nói thêm rằng chế độ sẽ “đập tan” bất kỳ nỗ lực nào từ hòn đảo tự trị Đài Loan đòi độc lập chính thức.

Bài phát biểu của ông Tập được đưa ra sau khi Washington nối lại các cuộc đàm phán thương mại với Đài Loan vào ngày 29/6, bất chấp sự phản đối từ Bắc Kinh.

Tiến Minh (theo Epoch Times)

Xem thêm:

Tiến Minh

Published by
Tiến Minh

Recent Posts

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

3 giờ ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

3 giờ ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

6 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

7 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

7 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

10 giờ ago