Thế Giới

Nhiệm vụ đầu tiên vô cùng khó khăn của Tổng thống Trump: Đóng cửa biên giới

Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi trở lại Nhà Trắng để thay đổi các chính sách của người tiền nhiệm, nhưng một trong những ưu tiên hàng đầu của ông là đóng cửa biên giới phía nam và đảo ngược cuộc khủng hoảng nhập cư bất hợp pháp.

Ông Trump tại buổi phát biểu mừng chiến thắng. (Ảnh chụp màn hình C-SPAN)

Để thực hiện điều này, ông Trump có kế hoạch tăng cường tuần tra biên giới, chống lại các thành phố bảo vệ người nhập cư, hoàn thành bức tường và chiến đấu với các băng đảng để chấm dứt cuộc khủng hoảng nhập cư, theo các lời hứa trong chiến dịch tranh cử, các văn bản chính sách từ các nhóm đồng minh và các cựu quan chức.

Ông Mark Morgan, người từng giữ chức Quyền Ủy viên Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ dưới thời chính quyền Trump đầu tiên và cũng từng phục vụ dưới thời Chính quyền Obama, cho biết ban lãnh đạo mới sẽ khôi phục các chính sách đã bị Tổng thống Biden dỡ bỏ và thúc đẩy Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan (ICE) bắt đầu trục xuất người nhập cư bất hợp pháp—đánh dấu sự trở lại của “các chính sách hợp lý”.

Ông Morgan nói với chương trình truyền hình “Just the News, No Noise” rằng ông Trump sẽ sử dụng các thẩm quyền theo luật định hiện hành của các cơ quan thực thi luật di trú và “truyền vào thứ mà tôi gọi là toàn bộ chính phủ tiêm steroid” để tăng cường quy mô thực thi.

Ông Trump dự kiến ​​sẽ ưu tiên hoàn thiện bức tường biên giới mang dấu ấn của mình. Tiếp theo là lời cam kết thực hiện “chương trình trục xuất lớn nhất” trong lịch sử Hoa Kỳ cũng như các nỗ lực chống lại quyền lực của các băng đảng ma túy Mexico.

Ông Morgan cũng cho biết một thành phần quan trọng để giải quyết cuộc khủng hoảng sẽ là trấn áp các thành phố trú ẩn vì từ chối hợp tác với ICE, một chính sách đã cản trở các nỗ lực trục xuất trước đây của ông Trump. “Chúng ta phải trao quyền cho cơ quan thực thi pháp luật của tiểu bang và địa phương để có thể thực sự hỗ trợ ICE xác định tội phạm trong các thành phố để trục xuất họ”, ông Morgan nói.

“Tôi nghĩ rằng đó là lúc họ sẽ xem xét xem họ thực sự có thể hạn chế nguồn tài trợ ở đâu và gây sức ép tối đa lên những thành phố bảo vệ người nhập cư này”, ông nói tiếp.

Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, ông Trump luôn có cách tiếp cận cứng rắn đối với vấn đề an ninh biên giới, chọn vấn đề này làm trọng tâm trong chiến dịch tranh cử tổng thống đầu tiên của ông vào năm 2016. Vấn đề này được coi là yếu tố chính dẫn đến sự thăng tiến cũng như chiến dịch thành công của ông trước bà Hillary Clinton.

Trong chiến dịch tranh cử năm 2024, ông Trump đã hứa sẽ hoàn thiện bức tường biên giới phía Nam và tăng cường tuần tra biên giới.

“Chúng tôi sẽ hoàn thiện Bức tường Biên giới, chuyển một phần lớn Cơ quan Thực thi Luật Liên bang sang Cơ quan Thực thi Nhập cư và sử dụng công nghệ tiên tiến để giám sát và bảo vệ Biên giới”, cương lĩnh của Đảng Cộng hòa do ông Trump và các đồng minh của ông soạn thảo, hứa hẹn.

Phác thảo các bước

Viện Chính sách Nước Mỹ Trên Hết (America First Policy Institute), một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Washington, D.C. gồm các cựu quan chức chính quyền Trump và những người trung thành, có cả cựu Bộ trưởng An ninh Nội địa Chad Wolf, những người đã dành bốn năm để phát triển các kế hoạch cho sự trở lại Nhà Trắng của ông Trump, cũng đã vạch ra các đề xuất chính.

Trong một tài liệu chính sách, Viện đã phác thảo các bước mà chính quyền Trump trong tương lai có thể thực hiện để giải quyết cuộc khủng hoảng, bao gồm các đề xuất sử dụng quân đội để chống lại các băng đảng ma túy và hoàn thiện bức tường.

Trong chuyến thăm biên giới vào tháng Mười trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã công bố kế hoạch mở rộng lực lượng tuần tra biên giới Hoa Kỳ thêm 10.000 nhân viên, tăng lương và thưởng cho các nhân viên hiện tại nhằm tăng cường khả năng đối đầu và ngăn chặn người di cư tại biên giới của cơ quan này và khôi phục lại tinh thần mà ông Trump cho rằng đã mất trong thời tổng thống đương nhiệm Biden. Ông cho biết ông sẽ yêu cầu Quốc hội hành động ngay lập tức theo đề xuất này. 

Họ thiếu hụt trầm trọng vì họ không được đối xử đúng mực. Họ muốn làm công việc của mình. Bạn biết đấy, họ coi đó là sự đối xử tệ khi bạn không được phép làm công việc của mình”, ông Trump nói vào thời điểm đó

“Tiến hành chiến tranh chống lại các băng đảng”

Sau khi bảo vệ biên giới, ông Trump chuyển sang lên kế hoạch chống lại các băng đảng ma túy thống trị nạn buôn người và buôn ma túy xuyên biên giới. Họ là thủ phạm chính gây ra tình trạng nhập cư bất hợp pháp và cũng gây ra sự gia tăng đột biến các ca tử vong do dùng thuốc quá liều, đặc biệt là fentanyl.

“Các băng đảng ma túy đang gây chiến với nước Mỹ—và giờ là lúc nước Mỹ phải gây chiến với các băng đảng này”, ông Trump nói trong chiến dịch tranh cử.

Chiến dịch tranh cử của ông Trump hứa sẽ khai triển các nguồn lực quân sự, bao gồm lực lượng đặc nhiệm và các phương tiện khác, để “gây thiệt hại tối đa cho giới lãnh đạo, cơ sở hạ tầng và hoạt động của các băng đảng”. Ngoài việc chỉ định các băng đảng là tổ chức khủng bố nước ngoài, ông Trump còn hứa sẽ hợp tác với các chính phủ khác để giải thể hoàn toàn các băng đảng này, vốn đã bám rễ sâu rộng trên khắp Mexico.

Việc trục xuất gây được tiếng vang với cử tri

Ở mặt trận đối nội, ông Trump có kế hoạch tổ chức chiến dịch trục xuất lớn nhất trong lịch sử để trục xuất người nhập cư bất hợp pháp ra khỏi đất nước, trích dẫn tiền lệ của Chiến dịch Wetback của Tổng thống Eisenhower, chiến dịch trục xuất lớn nhất đối với những người lao động không có giấy tờ ra khỏi Hoa Kỳ trong một chiến dịch chiến thuật của lực lượng tuần tra biên giới hợp tác với chính phủ Mexico.

Ông Trump đã hứa trong chiến dịch tranh cử rằng đợt trục xuất này sẽ phá vỡ kỷ lục đó. “Vào ngày đầu tiên, tôi sẽ khởi động chương trình trục xuất tội phạm lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ”, ông Trump đã hứa trong một cuộc mít tinh ở Reading, Pennsylvania. “Chúng tôi sẽ trục xuất họ”.

“Cựu tổng thống Dwight Eisenhower có thành tích” về trục xuất, ông Trump nói tiếp. “Ông ấy là một người rất ôn hòa, là một vị tướng giỏi [và] là một tổng thống tốt… đã làm rất tốt, nhưng ông ấy ghét khái niệm về việc mọi người đổ xô vào đất nước chúng ta, và ông ấy có thành tích, nhưng thật không may, chúng ta sẽ phá vỡ kỷ lục này, đó không phải là điều tôi muốn làm”. 

“Xây bức tường và bắt Mexico trả tiền” đã trở thành một trong những câu nói được ưa chuộng nhất của ứng cử viên Trump khi đó, mặc dù việc xây dựng vẫn chưa hoàn thành khi ông rời nhiệm sở vào năm 2021. Một số đoạn chưa hoàn thành vẫn còn ở biên giới phía nam, minh chứng cho những nỗ lực nhanh chóng của chính quyền Biden nhằm đảo ngược mọi chính sách nhập cư của ông Trump, trong đó chính là dừng việc xây dựng.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã hứa rằng ông sẽ khôi phục các chính sách từ nhiệm kỳ đầu đã bị Tổng thống Biden dỡ bỏ ngay từ ngày đầu tiên, bao gồm chính sách “Ở lại Mexico” giúp giảm bớt áp lực cho các viên chức nhập cư đang cố gắng xử lý các yêu cầu tị nạn, vốn đã làm quá tải hệ thống hiện tại.

Ông Biden cũng đảo ngược lệnh cấm đi lại của ông Trump – bản thiết kế thực sự được chính quyền tiền nhiệm của ông là ông Barack Obama vạch ra – đối với một số quốc gia Trung Đông và Bắc Phi đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng bất ổn và các nhóm khủng bố. Ông Biden cũng chỉ đạo Bộ An ninh Nội địa đảo ngược lệnh hành pháp thời ông Trump ra lệnh thực thi nghiêm ngặt luật nhập cư.

Những người chỉ trích ông Biden cho rằng những đảo ngược chính sách này đã gây ra cuộc khủng hoảng biên giới lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Kể từ tháng 1/2021, khi Tổng thống Biden nhậm chức, đã có 10 triệu cuộc chạm trán với người di cư, 80% trong số đó là ở biên giới phía nam.

Những con số đáng kinh ngạc đã trở thành một gánh nặng cho Đảng Dân chủ và đặc biệt là Phó Tổng thống Kamala Harris, người thay thế ông Biden trở thành ứng cử viên của đảng. Gần đầu nhiệm kỳ của ông Biden, bà Harris được giao nhiệm vụ giải quyết “nguyên nhân gốc rễ” của cuộc khủng hoảng nhập cư, mà bà được các phương tiện truyền thông ủng hộ ông Biden gọi một cách thông tục là “sa hoàng biên giới”.

Quá ít, quá muộn

Ngay trước cuộc bầu cử, ông Biden đã ký một sắc lệnh hành pháp để trấn áp dòng người nhập cư bất hợp pháp tại biên giới phía nam khi Đảng Dân chủ bắt đầu nhận ra rằng đây là một gánh nặng chính trị. Những người chỉ trích cho biết đó chỉ là biện pháp tạm thời để cải thiện cơ hội đắc cử của ông. Sắc lệnh này hứa sẽ giải quyết hệ thống tị nạn quá tải bằng cách đóng cửa biên giới sau khi các cuộc chạm trán đạt ngưỡng 2.500 người mỗi ngày trong khoảng thời gian bảy ngày.

Vào thời điểm đó, ông Biden vẫn là ứng cử viên và tỷ lệ ủng hộ ông về vấn đề biên giới chỉ ở mức thảm hại là 33,4%.

Bà Harris được chọn thay thế ông Biden ở vị trí cao nhất. Tuy nhiên, trong khi chạy đua tranh cử với ông Trump, bà Harris liên tục nhận được điểm thấp hơn về vấn đề nhập cư so với đối thủ của mình. Các cuộc thăm dò ý kiến ​​cử tri cho thấy đây là một điểm yếu của bà. Các cuộc thăm dò ý kiến ​​cử tri của hãng tin AP phát hiện ra rằng vấn đề này có thể đóng vai trò quyết định trong cuộc bầu cử, đặc biệt là các chiến trường chính ở các tiểu bang “bức tường xanh” là Pennsylvania, Michigan và Wisconsin, và sau bầu cử, ông Trump giành chiến thắng.tất cả các tiểu bang này. 

Đối với Nghị sĩ đắc cử Abe Hamadeh của Arizona, việc ông Trump kêu gọi thực thi luật nhập cư tốt hơn không có gì đáng ngạc nhiên.

“Chúng ta không thể tiếp tục là một quốc gia với 10 đến 20 triệu người nhập cư bất hợp pháp đổ về biên giới phía nam của chúng ta nữa”, ông Hamadeh nói với chương trình truyền hình “Just the News, No Noise”. “Vì vậy, nếu bạn nhìn vào nó, tôi không ngạc nhiên khi Tổng thống Trump giành chiến thắng áp đảo và giành được số phiếu phổ thông, Đại cử tri đoàn và người Mỹ gốc Ả Rập, người Mỹ gốc La tinh, người Mỹ da đen. Đó là liên minh lớn nhất từ ​​trước đến nay”. 

Và chính vì tất cả những vấn đề mà chúng tôi liên tục thảo luận trong nước nên chiến dịch tranh cử đã thu hút được sự chú ý của người dân”, ông nói thêm.

Các cuộc thăm dò ý kiến ​​cử tri sau khi bỏ phiếu cho thấy sự ủng hộ đối với kế hoạch trục xuất của ông Trump đã tăng vọt lên 40%, tăng so với cuộc bầu cử gần đây nhất vào năm 2020. Theo một cuộc thăm dò ý kiến ​​cử tri sau khi bỏ phiếu của CNN, vấn đề nhập cư được coi là vấn đề quan trọng nhất đối với những người bỏ phiếu cho ông Trump. Nhập cư cũng được xếp hạng là vấn đề cao thứ năm trong cuộc thăm dò của Pew Research trước bầu cử, với hơn 70% số người được hỏi xếp hạng vấn đề này là cực kỳ quan trọng hoặc rất quan trọng.

Thiên Vân

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Thiên Vân

Recent Posts

Ông Trump bán cây đàn guitar có chữ ký với giá hơn 10.000 USD

Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…

13 phút ago

Bệnh tiểu đường gây tổn thương võng mạc như thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…

31 phút ago

Hungary sẽ triển khai hệ thống phòng không gần biên giới của Ukraine

Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…

2 giờ ago

Quân đội Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần

Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…

2 giờ ago

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

3 giờ ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

9 giờ ago